Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách

Nguyễn Long
Nguyễn Long
25/08/2024 13:21 GMT+7

Cụ bà Phạm Thị Biên (95 tuổi, quê xã Kỳ Thọ, H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và em gái ruột 85 tuổi nước mắt chảy dài vượt hơn 1.200 cây số vào Bà Rịa - Vũng Tàu tìm được được cha khi ông đang yên nghỉ tại nghĩa trang.

2 cụ đã trùng phùng cùng các em cùng cha khác mẹ trong phút giây hội ngộ đẫm nước mắt.

Cụ bà Phạm Thị Biên (95 tuổi), dẫn theo em gái ruột 85 tuổi từ Hà Tĩnh đi xuyên ngày đêm vào tới TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) gặp được các em cùng cha khác mẹ. Nghe các em kể về khoảng thời gian cha chiến đấu trong rừng và các em được đơn vị của cha cưu mang, nuôi ăn học.

Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 1.

Chị em cụ Biên bên mộ cha, dì và em cùng cha khác mẹ đều là liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ H.Xuyên Mộc

NGUYỄN LONG

Cha cụ bà Phạm Thị Biên là liệt sĩ Phạm Đình Thưng (sinh năm 1908, quê Hà Tĩnh), rời làng quê để vào Nam tham gia hoạt động cách mạng. Lúc này, cụ Biên đã 15 tuổi, em gái của cụ Biên là Phạm Thị Chiên mới 5 tuổi.

Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 2.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 3.

Chị em của cụ Biên hạnh phúc tìm được cha và các em cùng cha khác mẹ

NGUYỄN LONG

Thời gian hoạt động cách mạng trong rừng, liệt sĩ Thưng và liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Liên (sinh năm 1919 - vợ liệt sĩ Thưng) có 8 người con, 3 trai và 5 gái. Nhiều lần bị địch bắt nhốt, mỗi lần được thả ra, liệt sĩ Liên vẫn không phục hàng, luôn tìm về đơn vị để tiếp tục hoạt động cách mạng.

Lần cuối cùng bị bắt, biết liệt sĩ Liên là mắt xích quan trọng của quân ta, địch đã lên kế hoạch sát hại các con của liệt sĩ Liên. Biết được việc này, đơn vị trong rừng đã cho lực lượng ra ngoài đưa hết các con của liệt sĩ Liên vào trong rừng, ở lại đơn vị ăn học. Sau đó, các con của liệt sĩ Thưng và Liên đều phục vụ cách mạng, tuổi nhỏ thì làm giao liên. Riêng liệt sĩ Phạm Đình An đã hy sinh trong một lần bị địch càn quét.

Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 4.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 5.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 6.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 7.

Sau khi nhận là chị em cùng cha khác mẹ, cả nhà cụ Biên đến nghĩa trang thắp hương cho người thân

NGUYỄN LONG

Ngày gặp lại nhau, cụ bà Phạm Thị Biên cùng các em vui mừng, hạnh phúc. Những câu chuyện của cha được "chị cả" kể lại cho các em chỉ vỏn vẹn vài kỷ niệm, vì theo cụ Biên thì "thời gian cha hoạt động cách mạng ít khi được về nhà. Còn chị Chiên tụi bây thì nó có 5 tuổi, đâu nhớ được gì", cụ Biên xúc động.

Trong khi đó, do ở cùng cha mẹ trong rừng, cùng làm cách mạng, gặp nhau nhiều lần nên liệt sĩ Thưng hay kể cho các con về cụ Biên. "Cha hay nhắc đến chị lắm. Cha thường kể cho tụi em nghe về chị. Chắc chị Chiên còn nhỏ nên ít có kỷ niệm với cha nên cha không thường hay nhắc đến", các em nhìn cụ Biên và cụ Chiên an ủi.

Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 8.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 9.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 10.
Cụ bà 95 tuổi tìm được cha sau 80 năm: Mong khỏe để gần các em sau bao năm xa cách- Ảnh 11.

Cụ Biên mong muốn khỏe mạnh để ở bên cạnh các em nhiều hơn

NGUYỄN LONG

Ngày 24.8 là thời khắc không thể nào quên được của đại gia đình cụ Biên và cụ Chiên cũng như các em cùng cha khác mẹ của 2 cụ.

"Chị em tôi già rồi, đi lại khó khăn, nhưng mộ cha ở đây thì khi còn khỏe chúng tôi còn quay lại. Nơi đây cũng có dòng máu của cha để lại, đó cũng là những đứa em của tôi. Tôi mong khỏe mạnh được vài năm nữa, để còn được bên cạnh các em của mình, để nhìn các em, con cháu của chúng tôi tìm đến nhau, cùng quay về một cội", cụ Biên tâm sự.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.