Bà Lê Thị Hai chính là nhân vật trong clip gây xôn xao gần đây, quay cảnh cụ bà lom khom chống gậy bắn tiếng Anh như gió (dù chỉ là "tiếng bồi") để bán vé số rất điệu nghệ cho anh Tây trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn...
VIDEO: Cảnh cụ bà bắn tiếng Anh như gió để bán vé số
|
tin liên quan
Nữ sinh 9X mơ làm cô giáo đã qua đời: Mong nơi xa em sẽ an vui!Nữ sinh 19 tuổi Phạm Thị Huỳnh Nga (sinh năm 1997 nhân vật trong chương trình Chạm vào ước mơ số đầu tiên của Báo Thanh Niên thực hiện 12.2016) đã qua đời tại nhà vì căn bệnh bị ung thư máu.
Gian truân hết một kiếp người
Tôi tìm đến phố Tây trong một đêm mưa lớn và mất điện. Cạnh những hàng quán huyên náo, bà Hai đang ngồi co ro dưới mái hiên một căn nhà đang đóng cửa. Hai tay bà giấu xấp vé số ít ỏi vào người vì sợ mưa tạt ướt.
Bà Hai quê gốc ở Mỹ Tho (có thông tin nói bà quê Long An). Từ ngày ba bà theo vợ khác, mẹ khăn gói đưa bà lên Sài Gòn sống trong một căn gác mướn nhỏ xíu chỉ độ đâu 5 mét vuông. Lúc nhà đổi chủ, chỗ này được phường cho phép bà ở đến bây giờ. Ngót nghét 60 năm, căn gác đã quá cũ kỹ với những tấm ván lót mục nát, mái che rách bươm.
“Hôm nào trời yên thì không sao, chứ mưa gió thì coi như bà ngồi sáng đêm vì nước dột vào ướt hết. Đó, như tối nay là khỏi nằm được rồi…”, bà Hai vừa nói vừa đưa tay chỉ dòng nước mưa dưới chân đang ào ào tràn vào con hẻm dẫn vào căn gác.
tin liên quan
Phận đời giữa phố Tây Sài Gòn - Kỳ 1: Người mẹ 'quái kiệt' phun lửa nuôi conDưới trăm ánh đèn màu lóa mắt ở con phố Tây nhộn nhịp giữa Sài Gòn, có một ngọn lửa lâu lâu lại được người phụ nữ nhỏ nhắn thổi bùng lên sáng rực. Người ta gọi chị là 'nữ quái kiệt phố Tây'.
|
|
Năm 20 tuổi, bà lấy chồng khá giả. Thế mà tình nghĩa vợ chồng cùng với việc bà sinh được một đứa con trai, cũng không giúp bà thoát được sức ép từ lề thói “môn đăng hộ đối”.
|
Rồi thì chồng bà cũng làm giống như người cha ruột của bà, đang tâm dứt bỏ vợ con mình để đi theo người đàn bà khác. Bà đành lặng lẽ dọn đồ, ôm con về với ngoại. Đất nước thống nhất không lâu thì mẹ bà cũng mất, sau khi chống chọi với bệnh tật suốt 10 năm ròng rã.
Con trai bà dành dụm xây được căn nhà nhỏ, sau khi lấy vợ thì cho bà một đứa cháu trai. Không may một lần ngã cầu thang, cháu bà bị chấn thương sọ não, trở nên lơ ngơ, muốn mổ cần đến 50 triệu, cả nhà đành nuốt nước mắt trở về… Cái khổ chồng cái khổ. Con dâu bà ngày càng chì chiết, bóng gió nặng nhẹ. Cuối cùng, bà tự rời đi, về căn gác nhỏ giữa phố Tây cho đến tận bây giờ.
Khi tôi bất bình hỏi sao con trai không rước bà về, bà xua tay: “Thôi. Là tự bà đi mà. Nó khổ quá trời rồi! Để vợ chồng nó còn lo cho thằng nhỏ bệnh nữa…”.
tin liên quan
Cụ bà 30 năm vá xe đến nửa đêm ngay trung tâm nuôi cháu ăn họcCứ mỗi tối, bà Trần Thị Ngọc Anh lại đi xe đạp từ Q.4 sang đường Hàm Nghi, Q.1 (TP.HCM) với bộ đồ nghề đơn sơ để vá xe đêm, kiếm tiền nuôi đứa cháu ngoại đang học lớp 7, lo cơm nước qua ngày.
Người tốt, kẻ xấu
|
Mỗi ngày, bà Hai bán được trung bình 50 tờ vé số. Người ta thường mang vé số đến giao, vì bà bị xương khớp đã 30 năm nay, không đi xa được.
“Ấy vậy mà có những đứa xấu lắm con ạ! Có lần bà bị giật mất xấp vé số tận 40 tờ. Lần khác khi bà đang đi bán chỗ chợ Cô Giang, chúng lại giật mất cái túi xách, không có tiền, nhưng có bọc thuốc bà mới lấy, với cái thẻ bảo hiểm y tế phường cho để lo thuốc thang…”, bà Hai nói mà tay run run.
Nhìn cổ tay bà bị lệch, tôi hỏi thì lại biết bà bị bọn thanh niên lái xe lạng lách đụng trúng rồi bỏ chạy cách đây chẳng lâu. Lần ấy bà nằm một chỗ đến tận 2 tháng, trên phường phải xuống lo thuốc men, cơm nước. Bà nói mỗi tháng mấy cô chú còn hỗ trợ bà vài trăm nghìn, nên bà biết ơn họ lắm.
Hồi xưa, lúc mới theo mẹ về đây, bà thấy khu này còn nghèo khổ lắm, nghe người ta hay kêu là ngã tư Quốc Tế. Nhà cửa lụp xụp thưa thớt, im ru, cũng không có gặp người nước ngoài nhiều. Bà còn nghe người ta kể trước đó, trên đường Bùi Viện bấy giờ có một vụ cháy lớn lắm, làm trụi hết nhà cửa, sau này mới từ từ xây lại.
Dân ở trong khu này đến từ nhiều nơi, nhiều trong số đó là người miền Tây như bà, ai cũng nghèo hết trơn. Sau này không biết sao người nước ngoài đến đây ngày càng nhiều. Có người tới chơi, có người ở luôn, nên người ta gọi là khu phố Tây. "Mà bà thấy tên đó để chỉ nhiều người miền Tây sống ở đây như bà hay chỉ người nước ngoài gì cũng đúng. Coi vậy chứ dân còn nghèo dữ lắm. Con đi thử vô mấy cái hẻm mới biết", bà Hai bảo.
tin liên quan
Mẹ 92 tuổi nhặt ve chai nuôi con gái trong nhà 8 mét giữa trung tâmCăn nhà chật hẹp, chỉ gần 8m² thấp trũng, nhưng chất đầy đồ đạc. Lúc mọi người chưa thức giấc thì bà Trương Thị Biết (92 tuổi, ngụ hẻm 42 Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang, Q.1) lại đi khắp xóm tìm kiếm nhặt nhạnh lon nước ngọt, chai nhựa bán kiếm tiền nuôi con gái mắc bệnh tâm thần…
"Khu này hồi xưa hút chích, đánh lộn dữ lắm! Sau này mới đỡ hơn. Chắc cũng cỡ hai chục năm trước, khu này bắt đầu đông lên, nhất là con đường Bùi Viện. Người ta cho xây quán ăn, quán nhậu quá trời, bà bán vé số cũng đỡ hơn. Mà tính lại cũng như không, vì đi mua cái gì cũng mắc hơn. Có đợt mấy quán ở đây cho khách ngồi tràn ra lề đường, chính quyền không cho, xong bắt đầu trải bạt cho khách ngồi dưới đất nhìn mắc cười lắm!", bà Hai kể.
|
|
Ngày nào bà Hai cũng chừa lại một tờ vé số. Bà bảo để đó cầu may, nếu trúng bà sẽ cất một căn nhà, rồi kêu con cháu về ở cho chúng đỡ khổ. Ai từng giúp đỡ, bà cũng sẽ trả ơn được phần nào, vì tự bà thấy nợ những người tốt ấy quá nhiều.
Rồi bà đùa: “Vậy mà số nghèo nó khoái bà. Mấy chục năm chưa bao giờ bà trúng đồng nào hết trơn!”.
tin liên quan
'Lẩu bò nghĩa địa', người Sài Gòn lạnh sống lưng ngồi ăn xì xụpNgười Sài Gòn có sở thích cũng như cách thưởng thức ẩm thực rất độc đáo và thú vị… Từ việc ngồi bên bãi rác ăn cơm tấm, ghé nhà xác mua xôi… cho đến việc ra nghĩa địa chỉ để xì xụp món lẩu.
“Cát bụi rồi cũng trở về cát bụi…”
Bà Hai tâm sự, một lần bà nghe người ta bảo hiến xác khi chết đi sẽ có thể cứu sống được rất nhiều người. Vậy là bà liền nhờ phường làm giấy tờ giúp bà.
Đôi mắt trũng sâu vết thời gian bỗng nhiên sáng lên: “Đời cho bà sống đến tận bây giờ, thì coi như chết đi, bà trả nợ cho đời. Làm được điều thiện cuối cùng giúp mọi người cũng là tích đức cho con cháu. Còn chết rồi cũng có biết gì nữa đâu! Một ngày con không tắm rửa thì người sẽ toàn là đất cát, phải không? Cát bụi rồi cũng trở về cát bụi mà thôi…”.
|
Rồi bà Hai lại hào hứng khoe, xưa bà cũng được đi học, mà hết lớp Nhất thì nghỉ. Vậy mà đến giờ, bà vẫn còn nhớ rõ nhiều đoạn văn tiếng Pháp. Bà cũng nói được một ít tiếng Anh, đủ "làm vốn" để bán vé số cho khách Tây.
Bà còn kể một chuyện rất vui: “Nhiều lần bà nhớ ra một bài văn nào đó, nên thích quá và ngồi đọc to một mình. Sợ người ta nói bà tâm thần, nên tranh thủ lúc đi bán ở Bùi Viện này nè, gặp người nước ngoài là bà đọc thử. Có người hiểu tiếng Pháp nên tỏ ra thích thú, rồi mua giúp bà nhiều vé số lắm! Có điều khi họ trả lời thì bà không có hiểu hết, chỉ làm bộ gật gật thôi!”.
Nói rồi bà cao hứng đọc vanh vách mấy câu tiếng Pháp dài ngoằng và giải thích nghĩa ra cho tôi hiểu. Xong bà móm mém cười. Cái cười khiến tôi ấm lòng sau câu chuyện dài xót xa! Một kiếp người đi qua tất cả sự đời thăng trầm, nhiều khi niềm vui chỉ là những điều đơn giản vậy thôi…
Bình luận (0)