Cục Hàng không 'phản pháo' Bộ Tài chính: Vé máy bay cao không do giá dịch vụ

23/05/2024 20:02 GMT+7

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết giá vé máy bay cao không phải do các loại phí Bộ Tài chính thu, mà do cơ cấu giá, phí dịch vụ ngành hàng không chiếm tỷ trọng cao. Song Cục Hàng không phản bác quan điểm này.

Thông tin với báo chí chiều nay, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giá vé máy bay cao không phải do giá dịch vụ hàng không cao.

Cục Hàng không 'phản pháo' Bộ Tài chính: Vé máy bay cao không do giá dịch vụ- Ảnh 1.

Bộ Tài chính cho rằng giá vé cao không phải do thuế, song Cục Hàng không phản bác

T.N

Theo đó, cơ cấu chi phí 1 chuyến bay gồm 4 yếu tố. Thứ nhất, nhiên liệu hàng không (37 - 42%). Trong đó, chi phí thuế do Bộ Tài chính quy định chiếm tỷ trọng từ 7,7 - 8,7% tổng chi phí một chuyến bay.

Thứ hai, chi phí thuê mua tàu bay, sửa chữa bảo dưỡng tàu bay chiếm 32 - 41%. Thứ ba, chi phí phục vụ chuyến bay chiếm 6 - 7%, bao gồm cả các dịch vụ do Bộ GTVT định giá và các dịch vụ do doanh nghiệp quyết định. Thứ 4 là chi phí bán hàng, quản lý, chi phí khác (16 - 19%)… do doanh nghiệp quản trị.

"Như vậy, cơ quan nhà nước có thể điều tiết giảm chi phí chuyến bay thông qua việc giảm chi phí liên quan. Cụ thể, có thể giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT (hiện đang chiếm 7,7 - 8.7% tổng chi phí một chuyến bay. Phần chi phí dịch vụ do Bộ GTVT định giá tác động không lớn", đại diện Cục Hàng không chia sẻ.

Cục Hàng không 'phản pháo' Bộ Tài chính: Vé máy bay cao không do giá dịch vụ

Ngoài ra, do chi phí liên quan đến gốc ngoại tệ chiếm khoảng 80% chi phí của một chuyến bay. Do đó, đề nghị cơ quan có thẩm quyền có các biện pháp điều hành tỷ giá phù hợp.

Cụ thể, các loại phí hành khách phải trả cho một vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản:

Thuế do Bộ Tài chính quản lý, gồm: thuế nhập khẩu nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 2,3 - 2,6% tổng chi phí 1 chuyến bay) mức thu 7%.

Thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 2 - 2,3% tổng chi phí 1 chuyến bay. Mức thu 1.000 đ/lít được áp dụng đến hết năm 2024 (hưởng chính sách giảm thuế).

Thuế GTGT đối với nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 3,4 - 3,8% tổng chi phí 1 chuyến bay) hãng được hoàn lại chiếm 10%.

Dịch vụ do Bộ GTVT quy định, gồm: điều hành bay đi/đến (VATM thu). Dịch vụ cất cánh/hạ cánh tàu bay (doanh nghiệp cảng thu). Dịch vụ cho thuê sân đậu tàu bay (doanh nghiệp cảng thu). Dịch vụ cho thuê quầy thủ tục hành khách. Dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên xuống máy bay. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. Dịch vụ sử dụng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu…

Ngoài ra, các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, gồm 60.000 - 100.000 đồng (đã gồm VAT) giá phục vụ hành khách và 20.000 đồng giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý…

Trước đó, trao đổi với báo chí bên lề hành lang Quốc hội sáng 23.5, khi được hỏi giải pháp giảm thuế, phí để hạ nhiệt giá vé máy bay, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay: "Thuế với phí trong giá vé máy bay được mấy xu? Nếu nói thuế phí nhiều là bao nhiêu?"

The ông, cần hiểu các loại phí mà mọi người đang nói là chiếm tỷ trọng cao trong giá vé là phí dịch vụ như phí đỗ sân bay, máy bay… do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thu, cái này do Bộ GTVT quản lý.

Bộ trưởng Tài chính cho rằng, Việt Nam trong 4 năm qua thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, một năm 200.000 tỉ đồng là "khoan sức dân rồi". Nếu tư duy cái gì cũng nói giảm thuế, phí thì rất khó.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.