Chèo lái đưa hội nghị đến thành công sẽ có tác dụng rất quan trọng đối với triển vọng tái đắc cử của bà trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 9. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi nội bộ của nhóm chưa khi nào bộc lộ rạn nứt, bất đồng và xung khắc lợi ích như hiện tại. Tham dự đầy đủ nhưng không phải mọi thành viên đều coi trọng diễn đàn chung.
Bạo động bùng phát vào tối 6.7, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg (Đức).
Thương mại thế giới, an ninh và bảo vệ khí hậu trái đất là những mảng nội dung quan trọng nhất của hội nghị nhưng trong lĩnh vực nào cũng thấy có bất đồng. G20 đang bị phân hóa giữa thương mại tự do và chủ nghĩa bảo hộ. Về an ninh, chống khủng bố, mà cụ thể là tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), thì ai ai cũng nhất trí, nhưng giải quyết như thế nào những cuộc xung đột hiện nay thì các thành viên G20 chưa có được quan điểm thống nhất. Trong chuyện bảo vệ khí hậu trái đất cũng tương tự.
Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều thành viên khác đều tận dụng sự kiện ở Hamburg để thực hiện chương trình nghị sự riêng. Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, các trao đổi giữa chủ nhân Nhà Trắng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là những sự kiện bên lề nhưng trong thực chất lại được quan tâm nhiều hơn. Thành viên có chuyện riêng cấp thiết và quan trọng hơn chuyện chung. Nói G20 đồng sàng dị mộng thì quá nhưng cùng thuyền không cùng hội thì không sai.
Bình luận (0)