TAND TP.HCM đang xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank), Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) cùng 43 đồng phạm.
tin liên quan
Những thương vụ 'ma quỷ' trên Sân vận động Chi Lăng46 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, cho 29 công ty do Phạm Công Danh đứng sau vay tiền tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), tài sản bảo lãnh khoản vay là tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng trên, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.
Liên quan đến vụ án, đối với 14 lô đất trong Sân vận động Chi Lăng, trình bày trước HĐXX, chiều 25.7, bị cáo này xin HĐXX không đưa tài sản của này của ông vào thi hành án trong vụ “đại án VNCB giai đoạn 1”, nên tách tài sản này ra để ông tự giải quyết bằng việc dân sự và xin HĐXX cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác 14 lô đất này.
“Thông qua việc hợp tác, khai thác này, số tiền có được tôi khẳng định dư để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án”, Phạm Công Danh nêu.
Liên quan đến 14 lô đất này, trước đó, ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9 (12.7), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ từng phát biểu Sân vận động Chi Lăng đang trong quá trình thi hành án đối với 14 lô đất. “Chúng tôi đã báo cáo Thành ủy và HĐND, TP.Đà Nẵng sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, tòa án và các cơ quan liên quan để xin thương lượng và lấy lại sân vận động phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa xã hội, phát triển địa phương”, ông Thơ khẳng định tại kỳ họp.
Ông Thơ khẳng định TP.Đà Nẵng không ủng hộ và không thể chia ra 14 lô đất để trở thành 14 dự án gây chia cắt tổng thể sân vận động. Theo ông Thơ, hiện sân vận động này đang trong quá trình thi hành án với 14 lô đất “thành 14 mảnh vỡ”.
10 lô đất của Phạm Công Danh tại sân vận động Chi Lăng đã xử lý như thế nào?
Như Thanh Niên phản ánh, sân vận động Chi Lăng thuộc Q.Hải Châu (Đà Nẵng), có diện tích khoảng 6 ha, nằm trên 4 mặt tiền các đường: Ngô Gia Tự, Triệu Nữ Vương, Hùng Vương và Lê Duẩn.
Từ năm 2010, chính quyền Đà Nẵng, lúc đó do ông Trần Văn Minh làm Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã ký văn bản đồng ý chủ trương bán sân vận động Chi Lăng Cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT, với giá 1.393 tỉ đồng, để đầu tư xây dựng khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỉ đồng.
Mặc dù giao đất cho Tập đoàn Thiên Thanh để thực hiện dự án tổng thể, nhưng sau đó UBND TP.Đà Nẵng đã đồng ý “tách sổ” sân Chi Lăng thành 10 lô để Phạm Công Danh mang đi thế chấp tại nhiều ngân hàng, nhằm vay hàng ngàn tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân, đến nay không có khả năng thu hồi nên buộc phải kê biên, xử lý nợ theo quy định pháp luật.
tin liên quan
Những thương vụ “ma quỷ” trên Sân vận động Chi Lăng: Số phận nào cho tang vật đại án ?Từ đó, bản án Phạm Công Danh giai đoạn 1 có hiệu lực pháp luật tuyên tiếp tục duy trì lệnh kê biên đối với 8 sổ hồng được tách ra từ Sân Vận động Chi Lăng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án đối với phần nghĩa vụ bồi hoàn lại của bị cáo Phạm Công Danh và Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh.
Đồng thời, bản án Phạm Công Danh giai đoạn 1 cũng ghi nhận Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB Bank, VNCB cũ) được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý, phát mãi các tài sản trên theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, bản án còn ghi nhận giải tỏa kê biên 1 sổ hồng thuộc khu phức hợp sân vận động Chi Lăng hơn 6.000 m2 của Phạm Công Danh, giao lại cho CB Bank quản lý, xử lý theo quy định pháp luật để thu hồi khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản này; giải tỏa kê biên 1 sổ hồng thuộc khu phức hợp sân vận động Chi Lăng có diện tích hơn 5.000 m2, giao cho Agribank chi nhánh Láng Hạ quản lý, xử lý theo quy định pháp luật để thu hồi các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản này.
Luật sư Nguyễn Văn Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết tài sản được tòa tuyên kê biên hoặc giao cho một tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì sẽ được đưa ra bán đấu giá theo thủ tục quy định pháp luật. Khi đó, nếu UBND TP.Đà Nẵng muốn mua lại tài sản thì phải tham gia đăng ký mua đấu giá, nếu trúng đấu giá thì mới được nhận lại tài sản. Tuy nhiên, nếu tham gia mua đấu giá thì cũng đặt ra vấn đề là tiền mua đấu giá là ở đâu.
Tháng 4.2018, ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (giai đoạn 2006 - 2011) bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại Điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015 và vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai quy định tại Điều 229 bộ luật Hình sự năm 2015.
|
Bình luận (0)