Cuộc phục kích dài hơi trong không gian để ‘tóm lấy’ sao chổi cổ xưa

06/08/2019 19:30 GMT+7

Một phi truyền mang theo tàu do thám sao chổi do Nhật Bản phát triển và sản xuất sẽ kiên trì chờ đợi trong không gian từ 2-3 năm, đợi thời điểm thích hợp tiếp cận sao chổi bí ẩn luôn tránh đến gần mặt trời.

“Chúng tôi muốn giải mã những bí ẩn liên quan đến quá trình hình thành hệ mặt trời bằng cách quan sát lõi của một sao chổi chưa từng lộ diện trước mắt nhân loại”, theo tờ The Asahi Shimbun hôm 5.8 dẫn lời giáo sư Hideyo Kawakita của Đại học Kyoto Sangyo.
Sứ mệnh đầy tham vọng, với thời gian dự kiến sớm nhất là vào năm 2028, là dự án quốc tế do Cơ quan không gian châu Âu (ESA) dẫn đầu.
Theo đó, phi thuyền sẽ “phục kích” tại một địa điểm cụ thể trong không gian, kiên trì chờ đợi cho đến khi mục tiêu tiến gần. Một khi đã “tóm được” sao chổi, giai đoạn nghiên cứu thực địa kế tiếp sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Bốn tổ chức tham gia chế tạo tàu do thám là Đại học Kyoto Sangyo, Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA), Đại học Tokyo và Đại học Rikkyo.
Các sao chổi xoay quanh mặt trời theo những quỹ đạo hình oval. Lõi của chúng chứa băng, băng dưới dạng khô và đá, giống như “những gã người tuyết dơ dáy”. Mỗi khi tiến gần mặt trời, chúng lại tan chảy một phần và giải phóng khí ga.
Tuy nhiên, các sao chổi chưa bao giờ tiếp cận sao trung tâm vẫn còn mang theo những đặc tính từ thời nguyên thủy. Vì thế, nếu các chuyên gia Trái đất có thể nghiên cứu các sao chổi dạng này, nguồn gốc của hệ mặt trời chắc chắn sẽ được hé lộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.