Công việc cứu hộ, cứu nạn đối với bé Hạo Nam được tỉnh Đồng Tháp phối hợp với lực lượng công binh Quân khu 9 triển khai xuyên đêm cho đến chiều tối 4.1. Đây là ngày 5 liên tiếp, việc cứu hộ diễn ra khẩn trương, không ngơi nghỉ kể từ hôm giao thừa năm mới 2023 đến nay.
Mẹ của bé Hạo Nam: “Rất mong chờ giúp bé mau sớm về đây” |
18 giờ 27 phút tối 4.1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp xác nhận với báo chí: bé Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống móng cọc sâu 35 mét đã tử vong. Ông Bửu giải thích: Qua các biện pháp và trao đổi với các đơn vị chuyên môn, trao đổi với gia đình, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết xác định bé Hạo Nam đã tử vong.
Theo ông Bửu: Việc hội chẩn xác định bé mất có sự phối hợp giữa các cơ quan: pháp y - y tế - chính quyền địa phương kết hợp với những đánh giá hiện trạng tại vị trí em bé bị nạn rơi vào ống cọc với thời gian kéo dài, rơi vào độ sâu nhưng không được cứu nạn trong 4 ngày. Với độ sâu không được thông khí, chấn thương và với những đánh giá bằng các biện pháp quan sát hiện trường kết hợp với những yếu tố chuyên môn khác để tiên lượng bé sống ở giai đoạn đầu nhưng đến hiện nay thì các cơ quan chuyên môn đã có những thủ tục xác định bé Nam tử vong và đang tìm cách đưa em bé lên mặt đất để thực hiện an táng theo truyền thống.
Với thông tin trên, ông Bửu Việc cho biết phương án cứu hộ đối với bé bị tử vong phải được thực hiện sớm nhất để còn làm tang sự cho bé. Việc thi công để đủ kiện đưa cọc móng lên để tiếp cận với thi thể bé Hạo Nam vẫn được thực hiện gấp rút.
"Việc cứu hộ sẽ được tham khảo với các chuyên gia và đơn vị tốt nhất để sớm đưa bé Hạo Nam lên mặt đất. Việc thực hiện phương án này rất nặng nề khó khăn nhưng các đơn vị thi công sẽ dốc hết sức mình với sự trợ giúp của các chuyên gia cùng các thiết bị chuyên dụng, để làm thế nào sớm kết thúc cứu hộ", ông Bửu thông tin.
Xem nhanh 20H ngày 4.1: Không có phép màu với bé Hạo Nam |
Trước đó, trả lời câu hỏi vì sao có sự thay đổi thời gian hoàn thành công tác cứu hộ, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp giải thích: Đối với phương án cứu hộ móng cọc bê tông mà tỉnh đang triển khai xuyên thấu tới độ sâu 35m trên một tầng đất sét ở cuối cọc. Xung quanh đó đã có những cọc đóng trước rồi nên khu vực này có độ nén đất rất lớn nên khi chúng ta khoan cọc xuống ở độ sâu 30-40m thì gặp những tầng đất rất phức tạp và rất chắc, bám dính nên việc xử lý khoan trong lồng ống chật hẹp sẽ rất khó khăn.
Đến 16 giờ chiều 4.1, thông tin từ lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp cho biết công tác cứu nạn bé Thái Lý Hạo Nam đã triển khai phương pháp khoan guồng xoắn thực hiện ở độ sâu đáy cọc bê tông khoảng 34m. Phương pháp khoan xoáy nước đang tạm dừng thi công. Theo ông Bửu việc thực hiện khoan sẽ đến độ sâu 36m, tuy nhiên xung quanh cọc bê tông cũng còn cần phải khoan thêm vài vị trí.
Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực đã được huy động tối đa cho công tác cứu nạn. Dự kiến, sau khi hoàn thành công tác khoan làm mềm đất, sẽ tiến hành nhổ cọc bê tông.
Trong sáng nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, công an, quân đội đã đến để hỗ trợ thêm cho công tác cứu nạn bé trai bị kẹt trong ống cọc bê tông.
Các đơn vị cứu hộ rất nỗ lực, có nhiều giải pháp kỹ thuật, thay đổi và tham khảo chuyên gia liên tục |
trần ngọc |
Khi được báo chí hỏi về trách nhiệm của nhà thầu thi công khi xảy ra vụ tai nạn, ông Đoàn Tấn Bửu thông tin chung: “Đối với công trình cầu Rọc Sen thì đơn vị giám sát, quản lý cũng có nhắc nhở và yêu cầu thực hiện nghiêm việc rào chắn, gắn biển cảnh báo để kiểm soát. Tuy nhiên, đây là trường hợp tai nạn rất là hy hữu, em bé đi vào công trình vào thời điểm có những khe hở chui mà không biết được. Còn việc đảm bảo an toàn công trình, chúng tôi tìm hiểu lực lượng giám sát thì thấy anh em cũng rất quan tâm cũng có che chắn, cảnh báo nhưng tai nạn xảy ra thì đó là rủi ro ngoài ý muốn. Thế nhưng việc để xảy ra rủi ro như thế thì đó cũng là trách nhiệm của đơn vị thi công. Đến hiện nay thì tỉnh tập trung giải quyết việc cứu hộ tại hiện trường kết thúc sớm và giải quyết khó khăn cho gia đình. Còn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan đến công trình này thì cũng sẽ được cập nhật để giải quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của luật pháp và sắp tới đây công trình vẫn còn tiếp diễn thì phải làm thế nào địa phương phải đảm bảo an toàn công trình”.
Sở GT-VT tỉnh Đồng Tháp thông tin vụ công trình cầu Rọc Sen thuộc gói thầu số 14 dự án Xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn quốc lộ 30 - ĐT.845 do Sở GT-VT tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Đơn vị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp quản lý dự án. Giám sát thi công xây dựng là Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải và nhà thầu thi công liên danh Công ty CP Công trình cầu phà TP.HCM và công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T.
Vì sao thời gian hoàn thành cứu nạn thay đổi?
Trả lời câu hỏi vì sao có sự thay đổi thời gian hoàn thành công tác cứu hộ, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp giải thích: Đối với phương án cứu hộ móng cọc bê tông mà tỉnh đang triển khai xuyên thấu tới độ sâu 35m trên một tầng đất sét ở cuối cọc. Xung quanh đó đã có những cọc đóng trước rồi nên khu vực này có độ nén đất rất lớn nên khi chúng ta khoan cọc xuống ở độ sâu 30-40m thì gặp những tầng đất rất phức tạp và rất chắc, bám dính nên việc xử lý khoan trong lồng ống chật hẹp sẽ rất khó khăn.
Các đơn vị cứu hộ đã rất nỗ lực, có nhiều giải pháp kỹ thuật, thay đổi và tham khảo chuyên gia liên tục, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận vì độ nén đất, khó khăn về địa chất nên các biện pháp kỹ thuật cũng phải chậm để đảm bảo làm đến đâu phải an toàn đến đó nên chúng ta chưa thể xác định chắc chắn thời gian hoàn thành cứu hộ vào lúc nào.
Về phương án cứu hộ, 12 giờ trưa 4.1, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết trong đêm qua, lực lượng cứu hộ tỉnh đã áp dụng 2 kỹ thuật khoan guồng xoắn và khoan áp lực nước cao để xoáy làm tan rã đất. Tuy nhiên kỹ thuật này gặp tầng địa chất là đất sét bám dính nên kỹ thuật khoan áp lực nước cao không hiệu quả nên chỉ áp dụng khoan guồng xoắn nhưng đường kính mũi khoan nhỏ hơn để dễ dàng thao tác thích nghi trong điều kiện phần diện tích còn lại.
“Về công tác cứu hộ, đã hoàn thành khâu khoan bằng thiết bị khoan guồng xoắn đến độ sâu cần thiết. Tức chúng tôi đã làm phá vỡ và làm tan rã được phần đất ở xung quanh ống ở độ sâu cần thiết, tức là khoan ngang với đáy cọc khoảng 35m. Khi kết thúc công đoạn khoan guồng xoắn để làm tan rã đất xung quanh và mang lên khỏi mặt đất để làm trống và giảm lực ma sát tối đa thì phương án tiếp theo là phương án dùng cáp chuyên dụng và dùng cẩu có trọng tải lớn để kết nối vào cọc ống để đưa lên khỏi mặt đất. Hiện thực hiện việc khoan guồng xoắn có những phần đã thực hiện xong và xuyên tới đáy cọc, tuy nhiên có những phần vẫn phải tiếp tục dùng khoan guồng xoắn”, ông Bửu nói.
Đối với bé Hạo Nam mắc kẹt trong cọc bê tông, đến hiện tại thì lực lượng cứu hộ vẫn duy trì việc bơm oxy để tạo không khí, còn việc thăm dò bằng kỹ thuật nội soi thì tỉnh chưa thực hiện được. Tỉnh đang thực hiện phương pháp cứu hộ hiện nay là để không khí duy trì. Tuy nhiên ngay từ đầu chúng tôi đánh giá với độ sâu như thế thì sức khỏe của bé tiên lượng rất xấu, tuy nhiên chúng ta vẫn phải hướng đến điều may mắn. Việc liên tục bơm oxy cho bé là điệu kiện để duy trì khả năng sống của Hạo Nam.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Bé Hạo Nam đã tử vong |
Lúc 10 giờ 40 phút, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Lực lượng thi công công trình đã triển khai diễn tập sơ bộ phương án cắt, cưa thử các ống cọc bê tông với độ dày và mác bê tông rất cao bằng các thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo thi công thành công. Các đơn vị cũng đã triển khai công tác phối hợp. Nhìn chung từ hôm qua đến nay vẫn tiếp diễn khẩn trương, từ đơn vị thi công cho đến lãnh đạo thi công ở hiện trường. Với sự tập trung triển khai cứu hộ, hy vọng đến cuối ngày hôm nay sẽ nhổ được cọc ống bê tông lên mặt đất để thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo".
Về thời tiết, hôm qua dự kiến sẽ có mưa nhưng cũng may mắn là trời không mưa do đó các biện xử lý cống, rãnh và biện pháp bơm hút chống ngập ở hiện trường được duy trì. Trạng thái mặt bằng thi công tốt và các máy móc thiết bị sẵn sàng và tỉnh vẫn tiếp tục ưu tiên bằng việc khoan guồng xoắn để cứu hộ bé Hạo Nam.
Ngay lúc này, tại hiện trường cứu hộ, lực lượng cứu hộ và lực lượng công binh Quân khu 9 đang chuẩn bị hệ thống neo để thực hiện việc nhổ cọc bê tông cứu hộ bé Hạo Nam.
Lực lượng cứu hộ đang xử lý các khâu để nhổ cọc bê tông tại hiện trường sáng nay 4.1 |
trần ngọc |
Công tác chuẩn bị nhổ cọc bê tông vào sáng 4.1 |
trần ngọc |
Đang chuẩn bị hệ thống neo để nhổ cọc đưa bé Hạo Nam lên |
Lúc 7 giờ sáng nay 4.1, theo nguồn tin riêng của Báo Thanh Niên, công tác xử lý đất giữa vách ngăn với cọc bê tông đã gần đạt đến độ sâu 36 mét. Nếu được thông qua thì dự kiến đến khoảng 8 giờ sáng sẽ tiến hành công tác nhổ cọc bê tông mà bé Hạo Nam bị mắc kẹt. Quá trình nhổ cọc nếu thuận lợi sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ và sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo để đưa bé Hạo Nam ra ngoài. Có thể trong buổi sáng nay sẽ hoàn tất việc cứu hộ bé.
Hiện trường vụ cứu hộ bé Hạo Nam sáng nay 4.1 |
trần ngọc |
Mặc dù dự trù tình huống đêm qua nhiều khả năng sẽ có mưa đêm, tuy nhiên thời tiết ủng hộ lực lượng cứu hộ khi không có hạt mưa nào rơi trong đêm tại nơi cứu hộ bé Hạo Nam.
Tính đến rạng sáng nay, lực lượng cứu hộ đang thực hiện bơm áp lực cao sát ngay cọc bê tông. Từ 21 giờ đêm qua, lực lượng công binh đã mang đến hiện trường các thiết bị chuyên dụng của quân sự để có thể sau khi nhổ cọc bê tông cứu cháu Hạo Nam lên.
Đây là các thiết bị có thể dò tìm vị trí và cưa cắt, phá khối bê tông nhằm cứu nạn cháu bé. Quá trình vừa cứu hộ và bơm tiếp oxy tiếp tế vẫn được diễn ra xuyên suốt xuyên đêm 3.1 và rạng sáng ngày 4.1.
Cứu nạn bé Hạo Nam sáng 4.1: Đã khoan 36 mét dưới lòng đất |
Từ 23 giờ lực lượng cứu hộ đã triển khai lắp đặt dàn khoan phụt bằng tia nước áp lực cao và triển khai khoan quanh vị trí cọc bê tông nơi bé Hạo Nam rơi vào. Đến rạng sáng nay tầm 3 giờ 30 phút, thông tin từ lực lượng cứu hộ cho biết quá trình khoan bằng tia nước áp lực cao để làm mềm lớp đất nén chặt tại vị trí cọc bê tông đang được triển khai gấp rút.
Đến 4 giờ 50 phút sáng nay 4.1, công việc khoan đang dần về đích ở độ sâu xuống 36m dưới lòng đất.
Lực lượng công binh Quân khu 9 mang thiết bị chuyên dụng phá cọc bê tông, định vị vị trí bé bị nạn vào hiện trường tối 3.1 |
trần ngọc |
Hiện nay, công đoạn cứu hộ tiến hành cùng lúc các công việc: khoan cho nhão lớp đất trong ống vách ngăn, đồng thời dùng thiết bị đưa số bùn đất giữa ống vách ngăn với cọc bê tông chứa bé Hạo Nam ra ngoài. Sau khi hoàn thành việc nạo vét lớp đất này đủ độ sâu cần thiết, lực lượng cứu hộ sẽ tìm cách nhổ cọc bê tông lên để cứu hộ bé ra ngoài.
Tối qua, trao đổi với phóng viên tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết các tổ tham gia cứu hộ đã được chia ca luân phiên làm việc xuyên đêm để sáng mai (4.1) có thể kéo trụ bê tông lên mặt đất.
Phương pháp dùng máy khoan guồng xoắn vẫn được ưu tiên để làm tơi rã các phần đất xung quanh trụ bê tông để cứu hộ bé Hạo Nam.
Cứu nạn bé Hạo Nam: Khoan đất xuyên đêm, kể cả trời mưa lớn |
Công tác cứu hộ vẫn đang rất khẩn trương tối 3.1 |
trần ngọc |
Clip: Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói về tiến độ dự kiến kéo ống vách thép để nhổ móng cọc lên |
Ông Đoàn Tấn Bửu thông tin, theo tư vấn của các chuyên gia, có thể đưa thiết bị bơm xoáy bằng áp lực nước đối với lớp đất ở tầng dưới để đất tơi rã, sau đó dùng máy hút đưa lượng đất này ra khỏi ống thép, nhằm rút ngắn thời gian nhổ trụ bê tông lên mặt đất.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (thứ 2 từ phải qua) đang chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường tối 3.1 |
trần ngọc |
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ trưa qua đến chiều 3.1, đơn vị thi công vẫn sử dụng phương pháp khoan guồng xoắn để mang đất đá bên trong ống vách ra ngoài. Đến 14 giờ 30 phút đã làm sạch lượng bùn đất sâu 23m trên 35m bên trong lòng ống.
CLIP: Bé Hạo Nam (áo sẫm màu) không may rơi xuống trụ móng cầu (giây thứ 10) sâu 35 mét và các bạn chơi chung chạy tìm người cứu bạn - CAMERA QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GHI LẠI |
"Đây là vụ tai nạn hy hữu, rất hiếm gặp, không ngờ được nên các biện pháp cứu hộ lúc đầu là tập trung cứu sống em bé. Tuy nhiên sau đó khó khăn, mặc dù có sự bất ngờ nhưng tỉnh tìm mọi cách để tiếp cận em bé nhằm triển khai các biện pháp cứu hộ".
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Công tác khoan guồng xoắn vẫn sẽ tiếp tục thực hiện đến độ sâu 27m, sau đó tiến hành tròng cáp vào 3 đoạn ống bê tông. Đơn vị thi công tiếp tục khoan sâu đến cuối đầu cọc, khi không còn ma sát thì nhổ cọc lên.
Hiện nay, quá trình thi công đoạn còn lại đang gặp khó khăn do kết cấu đất chặt, tuy nhiên đơn vị thi công vẫn giữ các nhóm, tổ thực hiện xuyên đêm rút ngắn thời gian để nhanh chóng cứu hộ cháu Hạo Nam.
Phương pháp cứu hộ tốt nhất mà tỉnh đang tập trung thực hiện
Trưa qua, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết: "Ban đầu việc ứng cứu em bé được thực hiện theo nguyên tắc tại chỗ. Sau đó, tỉnh có báo cáo về Quân khu 9 đề nghị các đơn vị công binh, Phòng cháy chữa cháy và các Bộ, ngành T.Ư chi viện, hỗ trợ. Lúc đầu biết đây là việc khó nên tỉnh đã báo cáo, kết nối xin ý kiến chuyên gia và sự hỗ trợ các Bộ, ngành T.Ư và các đơn vị hỗ trợ".
Đánh giá về phương án cứu hộ đang áp dụng, ông Bửu thông tin: đối với phương pháp đặt lồng ống cứu hộ hiện tại, nhóm kỹ thuật xác định đây là phương pháp tốt nhất mà tỉnh đang tập trung thực hiện. Khi đặt lồng ống 1,6m, sau khi làm tơi xốp đất hút ra nó sẽ giảm tối đa áp lực. Sau đó tiếp tục khoan nhồi sâu tiếp xuống đoạn dưới thì sẽ giảm tối đa lực ma sát ống sẽ được rút lên bằng thiết bị chuyên dùng thì sẽ thành công. Hiện nay biện pháp cứu hộ này là biện pháp đang tập trung thi công và đánh giá bước đầu đạt hiệu quả khả quan".
Lực lượng y tế có mặt tại hiện trường sẵn sàng sau khi kéo cọc lên |
trần ngọc |
Bùn đất trong ống thép đang được hút lên, khi đủ điều kiện đất tơi, mềm giảm ma sát sẽ tiến hành kéo và rút cọc móng lên, cứu hộ bé Hạo Nam |
trần ngọc |
11 giờ 42 trưa 3.1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Công tác cứu hộ em bé tại hiện trường, từ hôm qua đến sáng nay được các đơn vị cứu hộ tập trung các biện pháp kỹ thuật đặt ống vách thép có chiều cao khoảng 14m, sâu xuống lòng đất bao quanh trụ ống bê tông mà bé Hạo Nam kẹt trong đó. Sau khi đặt ống, các đơn vị thi công thực hiện khoan nhồi để làm tơi đất nhằm giảm áp lực ma sát trực tiếp vào thành cọc, bơm hút đất lên để giảm áp lực ma sát đến khi thấy đủ điều kiện sẽ sử dụng thiết bị cẩu công suất lớn để rút ống này lên khỏi mặt đất để thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo".
Gia cảnh khó khăn
Anh Giang - cậu ruột của bé Thái Lý Hạo Nam cho biết: hoàn cảnh của anh Tài - chị Mỹ Linh (em anh Giang, ba mẹ bé Nam) khó khăn. Vợ chồng anh Tài có 1.000m 2 đất trồng ớt. Thế nhưng do trồng ớt không đạt nên rơi vào cảnh nợ nần. Hiện chị Linh phải nuôi con nhỏ hơn 1 tuổi (em của Nam) nên chủ yếu ở nhà làm nội trợ và chăm sóc hai anh em.Anh Tài thì chăm sóc ruộng ớt và đi làm thuê. Bé Hạo Nam đang học lớp 5 trường tiểu học của xã. Từ khi bé Nam bị nạn, chị Linh liên tục ngất xỉu, còn anh Tài thì luôn túc trực nơi hiện trường cứu nạn.
"Ngoài ra, trong thời gian này tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo cho các đơn vị thi công hoàn thành công việc tại hiện trường và đề nghị các bộ ngành T.Ư có biện pháp cứu hộ hữu hiệu, thi công song song nhằm rút ngắn thời gian. Tỉnh đã vừa thực hiện cứu hộ tại chỗ, vừa trưng cầu ý kiến của các chuyên gia và kêu gọi sự giúp đỡ của các đơn vị có kinh nghiệm về cứu hộ cầu đường, để chạy đua làm sao trong thời gian sớm nhất để cứu hộ bé. Dự kiến đến chiều nay việc khoan làm tơi xốp đất sẽ hoàn thành”, ông Bửu nói.
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết: "Đối với công tác thi công cứu hộ vô cùng khó khăn, vì phải dùng những thiết bị chuyên dùng nhưng đường xá đi lại rất khó khăn, điện nước hạn chế. Tuy nhiên, các đơn vị thi công đã triển khai khắc phục kịp thời và triển khai không ngừng nghỉ, suốt ngày đêm và bất kỳ trở ngại nào thì lãnh đạo tỉnh và các đơn vị chuyên môn cũng phối hợp với nhau để chỉ đạo, xử lý kịp thời nhờ vậy công tác cứu hộ không bị gián đoạn mấy ngày nay".
Việc cứu hộ diễn ra liên tục, không ngơi nghỉ bất kỳ một giây phút nào.
Diễn tiến vụ tai nạn
- 11 giờ 30 phút trưa ngày 31.12.2022, có khoảng 4 trẻ em ở xã Phú Lợi trong đó em Thái Lý Hạo Nam đến chơi ở khu vực thi công cầu Rọc Sen thuộc tuyến đường ĐT-857.
- Lúc này Hạo Nam bất ngờ bị lọt xuống móng cọc bê tông mố cầu rỗng bên trong có đường kính 25 cm, đã được đóng xuống đất sâu khoảng 35 m.
- Các em đi cùng với Nam tri hô để người lớn gần đó cùng gia đình ứng cứu, tuy nhiên không thành nên báo cho lực lượng chức năng địa phương để xử lý.
- Khoảng 30 phút sau, lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp thuộc Công an tỉnh Đồng Tháp có mặt tại hiện trường, triển khai nhiều phương án cứu hộ.
- Để cứu hộ cháu bé bị nạn, lực lượng cứu hộ đã dùng nhiều phương án và bơm liên tiếp oxy và truyền nước uống để Nam cầm cự.
- 18 giờ ngày 1.1, máy khoan cọc nhồi được chuyển từ H.Tháp Mười sang để thực hiện phương án khoan đất xung quanh, nhổ cọc mà bé bị rơi vào lên.
- Cả đêm 1.1 và rạng sáng 2.1, việc cứu hộ chuyển sang phương án thận trọng, chắc chắn vì sợ nguy cơ gãy mối nối cọc, gây nguy hiểm cho bé.
- Khi thực hiện khoan cọc nhồi, lực lượng cứu hộ phát hiện trụ móng cọc mà bé Nam rơi vào bị lệch, dễ gây ra khả năng nứt gãy mối nối ống cọc, gây nguy hiểm cho bé. Do vậy, phương án khoan cọc nhồi được tạm ngừng và thực khoan luồng xoắn xung quanh để cứu hộ.
- Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, tiếp tục phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung triển khai công tác cứu nạn kịp thời, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.
- 19 giờ ngày 2.1, việc xói cọc móng đã đạt 31/36 mét.
- 9 giờ ngày 3.1, ống lồng ngoài cọc móng hoàn thành, triển khai hút đất từ lồng ống thép ra ngoài, giảm độ ma sát với móng cọc
- 4 giờ 50 sáng 4.1, việc khoan hút đất sắp về đích ở độ sâu 36 mét
Bình luận (0)