Mới đây, mạng xã hội xuất hiện clip quay cảnh Trưởng Công an xã đá văng hàng hóa người dân khi đi dẹp vỉa hè tại tỉnh Đắk Lắk. Nhiều bạn đọc bày tỏ bất bình vì cách hành xử thiếu kiềm chế. Nhiều người cũng thắc mắc, ai có quyền xử lý lấn chiếm vỉa hè?
Theo tìm hiểu, sự việc trên xảy ra tại khu chợ thuộc xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và người xuất hiện trong clip là Trưởng Công an xã Quảng Điền.
Sau khi bài viết được đăng tải trên Thanh Niên, nhiều độc giả cũng bày tỏ bức xúc về hành vi không đúng mực của vị Trưởng Công an xã. Đa số các ý kiến cho rằng đây là hành động phản cảm và khó chấp nhận. Nhiều ý kiến tỏ ra bất bình, cho rằng việc thực hiện chủ trương lập lại trật tự lòng lề đường là đúng, nhưng không nên hành xử theo cách thiếu kiềm chế như vậy.
VIDEO: Cảnh trưởng công an xã khi xử lý lấn chiếm lòng lề đường có hành động bị cộng đồng mạng lên án
Ngày 3.10, trên mạng xã hội xôn xao về clip quay cảnh một số người đàn ông đang xử lý nạn buôn bán dưới lòng đường tại xã Quảng Điền, H.Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk).
Độc giả Võ Tá Luân bình luận: “Hành động của Trưởng Công an xã này không thể chấp nhận được, chính quyền không thể làm vậy với người dân. Không thể bao biện cho việc người bán hàng rong là sai trái rồi mình hành động sai trái với người dân như vậy được. Đó là cuộc sống của người bán hàng và đằng sau họ còn cả một gia đình đang trông chờ vào xô cá này”.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà cụ thể xử phạt hành vi lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè không đồng nghĩa với việc “đạp đổ, hất bỏ, đập phá” tài sản của người vi phạm. Vì dù sao cọng rau, con cá, con tôm của người vi phạm vẫn là tài sản của họ. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm lòng lề đường, vỉa hè phải tuyệt đối vận dụng pháp luật để xử lý vi phạm chứ không được quyền dùng cơ bắp để hành xử
Luật sư Lê Ngọc Phụng
Theo ông Võ Vinh, Chủ tịch xã Quảng Điền thì người hành động như trong clip là ông L.T.T, Trưởng Công an xã Quảng Điền. Ông Vinh giải thích việc ông T. có hành vi đá văng vật dụng, hàng hóa của người dân là do bức xúc trước việc một số người chiếm dụng lòng đường để kinh doanh buôn bán, dù xã đã nhiều lần nhắc nhở, giải tỏa nhưng tình trạng đó vẫn tái diễn.
Một số ý kiến khác thì cho rằng trong trường hợp này, không chỉ có Trưởng Công an xã mới sai mà những người buôn bán lấn chiếm lòng đường cũng cần phải được xử lý nghiêm.
Ai được quyền xử lý lấn chiếm vỉa hè; lòng, lề đường?
Luật sư (LS) Lê Ngọc Phụng, Đoàn LS TP.HCM nêu ý kiến: hiện nay, có nhiều người dân sử dụng lòng lề đường hay vỉa hè làm nơi buôn bán, đậu xe,… Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ công trình, thu dọn đồ đạc hàng hóa lấn chiếm.
Điều 36 Luật giao thông đường bộ quy định “Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông”.
Nghị định số 46/2016 NĐ-CP ngày 26/05/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trong đó quy định về mức phạt tiền trong trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng lề đường rất cao, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể xử phạt từ 100.000 đến 40 triệu đồng.
Riêng hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường, trên vỉa hè thì bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân và 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
CSGT ngồi trên Mercedes bắn tốc độ tại đường Mai Chí Thọ thì người dân tới quay clip. Lát sau, có 2 CSGT chất vấn: 'Chúng tôi đang mật phục để bắn tốc độ sao anh gây rối?'. Vậy CSGT có được hóa trang để bắn tốc độ?
Vậy cơ quan nào được quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã đều có quyền ban hành quyết định xử phạt.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có thể lập biên bản hoặc không lập biên bản. Ví dụ như: xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Luật sư nhận định hành vi của Trưởng Công an xã là chưa phù hợp Ảnh cắt từ clip
Hành vi không phù hợp
LS Nguyễn Văn Quynh, Đoàn LS TP Hà Nội cho biết Khoản 3 Điều 72 nghị định 46/2016/ NĐ-CP quy định Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
Ngày 2.8, ông Lâm Việt Thảo, Chủ tịch UBND phường 15 cho biết ủy ban sẽ tổ chức kiểm điểm, tùy theo mức độ sai phạm sẽ có hình thức kỷ luật với cán bộ "bẻ khóa" cổng nhà dân để bắt gà Đông Tảo tiêu hủy.
Do vậy, LS Quynh cho rằng hành vi đạp tài sản phương tiện vi phạm hành chính là không phù hợp pháp luật. Về nguyên tắc mọi hành vi vi phạm, phương tiện hoặc vật vi phạm đều phải được lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu không lập biên bản hoặc đạp phá tài sản vượt quá số tiền phạt mà tài sản có mức trên 2 triệu đồng thì Trưởng Công an có dấu hiệu của hành vi hủy hoại tài sản.
Bình luận (0)