Nếu chỉ riêng tiêm vắc xin Covid-19 thì không thể ngăn được lây nhiễm, vắc xin giúp làm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong. Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm và là nguồn bệnh tiếp tục lây lan cho người khác, chỉ có điều phần lớn người nhiễm thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.
Một chuyên gia dịch tễ ở Hà Nội lưu ý: “Covid-19 hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dự phòng cá nhân là vô cùng quan trọng. Nguyên tắc 5K được Bộ Y tế đề ra là biện pháp dự phòng cá nhân rất cần được mỗi người tự giác thực hiện”. Chuyên gia này cũng chia sẻ, có nhiều nghiên cứu cho rằng đeo khẩu trang có thể phòng được 50% nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây theo đường hô hấp, và khi rửa tay với xà phòng có thể phòng được tới 40% các bệnh lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Như vậy, không chỉ phòng lây nhiễm Covid-19, thực hiện 5K còn giúp mỗi cá nhân giảm các nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm khác.
Thực hiện nghiêm túc 5K vẫn là biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, kể cả sau khi khỏi bệnh này |
Shutterstock |
PGS-TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, lưu ý để dự phòng di chứng hậu Covid-19, việc đầu tiên quan trọng là tiêm vắc xin để phòng nhiễm bệnh. Thứ hai, khi không may nhiễm bệnh trở thành F0, người bệnh cần tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Thứ ba, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để điều trị kịp thời, hiệu quả.
Theo thạc sĩ-BS Trần Quyết Thắng, Phó giám đốc BV Tâm thần Hà Nội, sự bùng nổ của Covid-19 gây lo lắng lớn về tâm lý cho những người đã được xác nhận nhiễm bệnh. Vì vậy, toàn xã hội nên dành nhiều sự ủng hộ và quan tâm hơn nữa. Ngoài các dấu hiệu nhiễm trùng và hô hấp để theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân (BN) Covid-19, các BS chuyên khoa sức khỏe tâm thần cũng cần được hướng dẫn sớm can thiệp khủng hoảng tâm lý cho BN sau nhiễm Covid-19.
Theo BS Nguyễn Thế Hân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu BV Thống Nhất, một số BN bị rối loạn đông máu (RLĐM), điều này ảnh hưởng và gây tắc một số vi mạch ở cơ, gây đau người. Người dân hay dùng “đông tây y kết hợp”, tự cạo gió, mát xa quá mức, vô tình làm vỡ mạch máu, làm tăng hậu quả RLĐM. Do đó, ngoài việc ăn, uống, tắm đều ấm, không ăn uống lạnh, thì cố gắng tránh đụng dập mạch máu, tác động ngoại lực vào cơ thể. “2 tuần trước, một BN đến khám có RLĐM nhẹ, nhưng khi tái khám thì chỉ số RLĐM tăng gần 5 lần do cạo gió, đấm bóp”, BS Hân cho biết.
BS Hân cũng khuyến cáo, với người sau mắc Covid-19 cũng phải phòng tái nhiễm bằng cách tuân thủ 5K.
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác? |
Bình luận (0)