Thông thường, trái phiếu quốc gia được định giá dựa vào mức độ khả tín và sự ổn định của nền kinh tế. Các nước có sức khỏe nền kinh tế tốt sẽ trả lãi suất thấp. Những nước gặp vấn đề về ngân sách, nợ công hay năng lực cạnh tranh kém hơn sẽ chịu lãi suất cao hơn. Nay với một công trái chung cho 17 nước sẽ giúp trung hòa sự khác biệt, tạo ra một lãi suất thống nhất.
Tuy vậy, dưới góc nhìn của những nước giàu, ngân sách chi tiêu ổn định, thành quả đạt được là một nỗ lực chứ không phải trên trời rơi xuống. Vì thế chẳng thể viện lý do “trách nhiệm bên ngoài” mà đem trao đổi mồ hôi nước mắt của mình. Nghiêm trọng hơn, việc này sẽ thúc đẩy xu hướng tiếp tục chi tiêu vô tội vạ phục vụ cho mục đích lợi ích riêng, thay vì chấp hành kỷ luật ngân sách nghiêm chỉnh.
Trong quá khứ, đồng euro từng là đặc quyền của toàn khối vì đem lại cho mỗi quốc gia những lợi ích vật chất đo được bằng sự thịnh vượng của hội nhập và sự ổn định toàn cục. Nay vì mang gánh nặng đồng tiền chung, nó khiến cho một nước có tỷ lệ nợ cao như Hy Lạp phải bó tay trong chính sách tỷ giá, hay những nước vững mạnh như Đức, Hà Lan - vì trách nhiệm quấn theo kế hoạch giải cứu - bị các tổ chức thẩm định tài chính dọa hạ điểm tín nhiệm.
Đặc quyền cần đi liền với trách nhiệm, dù dưới góc nhìn của khối kinh tế mạnh hay các nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Trương Minh
>> Nhiều nhà lãnh đạo ủng hộ chiến thắng của ông Hollande
>> Ông Hollande lên, đồng euro tuột
>> Francois Hollande đắc cử tổng thống Pháp
>> Cánh tả Pháp tràn trề lạc quan
>> Cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng hai bầu cử tổng thống
Bình luận (0)