Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông về kiểm soát mạng xã hội

17/11/2017 10:54 GMT+7

Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, quản lý nhà nước về báo chí, kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội.

Sáng nay (17.11), Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trả lời chất vấn, dự kiến phần chất vấn này sẽ kéo dài đến hết ngày hôm nay 17.11.
Nội dung chất vấn tập trung vào việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử; công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông; hệ thống dịch vụ truyền thông, việc xã hội hóa các chương trình phát thanh, truyền hình.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội. Có 70 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. 
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ Thông tin - Truyền thông đã nhận được nhiều câu hỏi chất vấn của các đại biểu về báo chí, thông tin cơ sở đối ngoại, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin... và đã trả lời các câu hỏi.
Ngoài phần trả lời chất vấn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ. Ngoài ra, các Bộ trưởng trong các lĩnh vực liên quan cũng sẽ sự tham gia làm rõ các chất vấn của đại biểu Quốc hội. 
Đại biểu Mong Văn Tình (Nghệ An) cho rằng nhiều thông tin trên báo chí sai sự thật, không chính xác, Bộ trưởng và ngành sẽ có giải pháp nào để giải quyết?. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng quảng cáo tràn lan thuốc, cơ sở chữa bệnh trên mạng, như viên An cung ngưu hoàn hoàng trong khi chưa có kiểm chứng. Cách phân loại thông tin độc hại, phản cảm trên mạng xã hội theo tiêu chí nào? Biện pháp quản lý nào để báo chí hoạt động lành mạnh?.
Đại biểu Nguyễn Thị Kiều Trinh (Nghệ An) nêu: Thông tin giả, xuyên tạc, chống phá chế độ còn rất nhiều, nói xấu chế độ, lãnh đạo, có biện pháp kiểm soát nào?. Trong khi đó, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) dẫn ra số liệu hàng triệu, chục triệu người Việt Nam sử dụng các mạng Facebook, Youtube đang phổ cập rất rộng rãi tại Việt Nam. Có hay không tình trạng thông tin trên mạng xã hội lấn át báo chí? Bộ có giải pháp gì để định hướng quản lý thông tin và kiểm soát những thông tin xấu, độc hại?
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nêu vấn đề: xây dựng Chính phủ điện tử dù có nhiều cố gắng, nhưng sau 2 năm, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử còn xa, người dân và doanh nghiệp còn phàn nàn rất nhiều vì chưa được hưởng dịch vụ công như Chính phủ cam kết và lo có sự lãng phí trong đầu tư công. Trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Thông tin - Truyền thông đến? Giải pháp nào đủ mạnh để nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ?.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.