Mỗi vuông tôm tại vùng Miệt Thứ có diện tích vài ngàn mét vuông đến hơn 1 héc ta. Để có tôm thu hoạch vào dịp tết, các chủ vuông phải thả tôm từ 4 - 5 tháng trước đó.
Vào ngày thu hoạch, ngay từ lúc sáng sớm chủ vuông phải chuẩn bị rổ nhựa, nước đá ướp tôm và các bồn nhựa chứa tôm có lắp đặt hệ thống tạo ô xy để tránh việc tôm chết, thương lái sẽ không mua.
|
|
|
Vuông tôm, ao quanh ruộng nước còn hơn nửa mét nước để tôm sống. Để bắt được tôm, chủ vuông phải dùng lưới cước phân thành từng đoạn dài khoảng 300m, rồi phải dùng máy chạy sục bùn dưới đáy vuông để làm đục nước, khiến cho tôm bị thiếu ô xy tấp vào 2 mép bờ vuông. Cứ thế, những thanh niên được phân công bắt tôm ở phía sau tha hồ chụp tôm bỏ vào thùng xốp hoặc bao đựng mang theo.
Mỗi người có thể bắt vài chục ký tôm càng to. Từng rổ tôm đầy ắp được chuyển lên vỏ lãi thu gom lại, rồi nhanh chóng chuyển đến điểm tập kết để phân loại tôm để vào bồn ô xy.
Đây là cách thu hoạch tôm truyền thống ở vùng Miệt Thứ. Ở các vuông tôm đang thu hoạch lúc nào cũng thu hút hàng trăm con cò và hải âu đến để tìm nguồn tép, tôm tấp hai bên bờ làm thức ăn. Khi đó, lũ cò có một bữa no nê.
Dân Miệt Thứ không bao giờ bắt cò bởi họ quan niệm đó là điềm may mắn, báo hiệu đất lành chim đậu. Đó là sự hào phóng, giống như tính cách của con người nơi đây.
|
Sau 3 giờ bắt tôm liên tục, chủ vuông - nơi PV tác nghiệp thu hoạch được hơn 700 kg tôm càng xanh. Thương lái đến cân tôm và trả tiền ngay tại vuông. Với giá bán 110.00 đồng/kg tôm xô, sau khi trừ chi phí đầu tư con giống, chủ vuông thu lãi hơn 50 triệu đồng.
Những năm gân đây, nông dân vùng Miệt Thứ gồm 2 huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang thực hiện khá hiệu quả mô hình một vụ lúa, một vụ tôm với diện tích hàng chục ngàn héc ta mỗi măm. Do chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh, thả con giống không cho ăn thức ăn nên thịt tôm ở đây khá ngon.
Bình luận (0)