Tiếp chúng tôi, lão nông U.80 với dáng người nhỏ, mái đầu “muối nhiều hơn tiêu”, rót ly trà nóng hổi cùng uống và bắt đầu câu chuyện.
|
“Hiến” vườn nhãn cho chim trời
Ông Hai Chìa kể, khu vườn nhà ông rộng hơn 2 ha, chuyên canh tác các loại nhãn, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Ông và vợ là bà Lê Thị Thôi (71 tuổi) có 3 người con trai đều được ăn học thành tài cũng nhờ vườn nhãn này. Năm 2006, bỗng từ đâu xuất hiện một đàn vạc hơn trăm con bay về trú ngụ, sau đó có thêm cò, còng cọc... kéo về ngày một đông đúc. “Ban đầu, người dân quanh đây thấy lạ nên thường đến xem, có người còn cầm nạng ná đến bắn làm mồi nhậu nhưng tôi không cho. Khi đó, họ nói “chim trời, cá nước” ai bắt được thì hưởng, nghĩ tôi muốn “độc chiếm” bầy chim nên đâm ra giận tôi. Nhưng dần sau này, hiểu được sự việc, họ làm lành. Mỗi buổi chiều ra xem đàn chim bay lượn thành vòng trên trời đáp xuống vườn cây rất đã mắt. Bầy chim ngày một lớn, có lúc lên đến cả nghìn con. Chiều tối vạc bay đi, rạng sáng thì còng cọc. Chúng luân phiên thay nhau “giữ vườn” cho tôi”, ông Hai Chìa kể.
Theo ông Hai Chìa, vườn nhãn là nguồn thu nhập chính của gia đình nhưng đã “hiến” hết cho chim trời. Giờ ông sống bằng nghề nuôi dê, gà và số tiền các con ông gửi về lo thuốc thang cho vợ ông.
Từng bị vợ con kịch liệt phản đối
Hiện 3 người con của vợ chồng ông Hai Chìa đã lập gia đình, sống ở xa, rất ít khi về nhà nên mỗi lần có khách đến, ông bà cảm thấy rất vui.
Mong muốn bàn giao vườn chimÔng Hai Chìa đang ở tuổi “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, không còn khỏe mạnh như trước bởi hằng đêm chỉ ngủ vài tiếng, còn lại là phải thức canh trộm. Vì vậy, ông sẵn sàng bàn giao vườn chim cho ngành chức năng tiếp nhận, bảo vệ thay ông, miễn sao thấy vườn chim an toàn là ông mừng. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Thanh Sang, Phó chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, cho biết xã có họp dân tuyên truyền vận động người dân không bắt trộm chim ở khu vườn của ông Hai Chìa. “Chủ yếu là vận động người dân không săn bắt, không dùng bẫy âm thanh làm ảnh hưởng vườn chim. UBND xã cũng chỉ đạo lực lượng công an xã, khi ông Chìa có yêu cầu hỗ trợ bắt trộm sẽ có lực lượng lên giúp ngay”, ông Sang nói.
|
“Lúc đó, tôi và mấy đứa nhỏ phản đối dữ lắm vì thu nhập gia đình tự dưng mất hết, cảm thấy hụt hẫng. Rồi ổng thuyết phục quá, cuối cùng cũng thuận theo. Các con phải vừa đi học vừa đi làm để kiếm thu nhập. Tội nhất là thằng út, lúc đó
mới ra đi làm, lương chỉ có 300.000 đồng/tháng, không đủ ăn, gọi về nhà nhờ mẹ may giúp cho mấy cái quần mặc đi làm. Còn thằng cháu kêu tôi bằng bác, nhà kế bên, lấy nạng thun ra đuổi chim để cứu vườn nhãn của nó cũng bị ổng ra ngăn cản nên vườn nhãn của nó cũng coi như bỏ. Giờ nó đi làm công nhân kiếm sống”, bà Thôi thở dài.
Khi chúng tôi đề nghị đi xem tận mắt đàn chim, ông Hai Chìa vui vẻ vớ lấy cái nón và dẫn chúng tôi đi. Con đường mòn nhỏ uốn quanh rìa vườn nhãn tàn tạ, xung quanh cây cối um tùm như vườn hoang, bởi ông Hai không dám chăm sóc, sợ động làm đàn chim bay đi mất. “Vườn này giờ coi như bỏ không chứ đâu làm gì được nữa vì chim đậu nhiều, cây phát triển không nổi. Tôi cũng không bón phân chăm sóc gì được vì sợ ảnh hưởng “nhà” của chúng”, ông Hai Chìa vừa dẫn đường vừa nói.
“Anh Hai có tâm lắm mới làm được vậy”
Chúng tôi đi dọc một hàng rào lưới B40, phía ngoài có thêm một lớp lưới B40 nữa. Ông Hai Chìa cho biết lớp ngoài là hàng rào của vườn nhà và vườn người khác, còn lớp lưới phía trong cách lớp lưới rào khoảng 3 m là để chống trộm. Dọc theo lớp lưới này có một sợi dây thép được ông giăng để cột một con chó canh trộm. “Nhà tôi nuôi đến 3 con chó, mỗi ngày tốn nửa lít gạo cho chúng để giữ chim cò cho tôi. Con chó này sẽ chạy dọc canh cánh này và báo khi có người lạ vào, còn hai con kia canh giữ phía trước và cánh bên kia”, ông Hai Chìa chỉ cho chúng tôi hệ thống chống trộm chim của mình.
Đến chỗ đàn chim trú ngụ giữa vườn, ông Hai chìa tay “suỵt”, bảo chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ để xem đàn chim. Giữa khu vườn như rừng nguyên sinh, hàng ngàn con chim kêu “oạc oạc... éc éc” bay túa lên trời khi thấy động làm chúng tôi lóa cả mắt. Phía dưới vườn, cỏ không mọc nổi do lá cây phủ kín, những mương vườn đã bồi lắng gần đầy do không được nạo vét đã lâu...
Ông Nguyễn Phú Kiệt (57 tuổi, ngụ P.Đông Thuận, TX.Bình Minh, Vĩnh Long), bạn tâm giao với ông Hai Chìa, cho biết ông và ông Hai Chìa quen nhau từ hồi cả hai người còn đi bán nhãn. Thấy tính tốt nên ông kết bạn và thường đến nhà ông Hai Chìa chơi. “Tôi hay đến đây chơi với ảnh, có đêm ngủ lại phụ giữ vườn chim luôn. Đúng là anh Hai có tâm lắm mới làm được vậy, chứ nếu như tôi là không làm nổi rồi. Có đêm nghe chim kêu nhiều, gần như tôi với ảnh thức trắng để đi kiểm tra”, ông Kiệt kể.
Mời bạn đọc gửi bài tham gia cuộc thi viết Sống đẹp do Báo Thanh Niên tổ chức
|
|
Bình luận (0)