COVAX là sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19 |
afp |
Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), tổ chức đồng triển khai COVAX, cho biết chương trình chia sẻ hơn 900 triệu liều cho 144 quốc gia trong năm 2021. Trong khi đó, mục tiêu cho năm 2021 là 2 tỉ liều, tức chưa đạt được phân nửa chỉ tiêu cả năm, theo báo The Hill hôm 2.1.
Tuy nhiên, tháng 12.2021 đã đánh dấu tháng thành công nhất. Lần đầu tiên, số vắc xin được phân bổ đã vượt ngưỡng 155 triệu liều/tháng.
Một số vấn đề gây trì hoãn sáng kiến đang bắt đầu được sửa chữa, bao gồm tăng cường nguồn cung, phát hiện sớm thời điểm nhóm nước viện trợ có thể cung cấp vắc xin, theo phía COVAX chia sẻ với tờ The Washington Post.
Xem xe ủi cán nát 1 triệu liều vắc xin Covid-19 quá hạn tại bãi rác Nigeria |
Tại cuộc họp báo ngày 22.12.2021, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ sự lạc quan về COVAX trong năm 2022.
“Các dự báo của chúng tôi cho thấy sẽ có đủ nguồn cung vắc xin để tiêm phòng cho toàn bộ dân số trưởng thành của thế giới, và tiêm nhắc cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, vào quý 1 của năm 2022", ông Tedros cho biết.
COVAX, thành lập tháng 4.2021, được vận hành trực tiếp bởi WHO, UNICEF, GAVI và Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI).
Khoảng 67% dân số tại các nước thu nhập cao, bao gồm Mỹ và châu Âu, đã tiêm vắc xin. Ngược lại, các nước thu nhập thấp hơn, bao gồm một vài nước châu Phi chỉ mới phủ được 10% dân số.
Trước thềm năm mới, ông Tedros chỉ trích những nước có hành vi tồn trữ vắc xin. Tuy nhiên, ông hy vọng dịch bệnh sẽ có thể bị đẩy lùi trong năm 2022 nếu thế giới chấm dứt tình trạng này.
Nam Mỹ đang dẫn đầu cuộc đua tiêm ngừa Covid-19 toàn cầu |
Theo ông Tedros, biến thể Omicron xuất hiện bởi vì thế giới vẫn tồn tại tình trạng không công bằng trong tiếp cận vắc xin phòng Covid-19. Nếu không ngừng ngay tình trạng này, các biến thể sẽ còn nối tiếp nhau xuất hiện, giới chuyên gia cảnh báo.
Bình luận (0)