Dạy con trẻ tiết kiệm điện từ thuở còn thơ

27/06/2023 14:20 GMT+7

Dạy con trẻ tiết kiệm điện từ thuở còn thơ thông qua trò chơi, bằng những hình ảnh sinh động, những phần thưởng cho các câu trả lời chính xác và đừng quên khích lệ nếu con hiểu chưa đúng vấn đề. Mỗi ba mẹ cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian cùng con rèn luyện các kỹ năng một cách thuần thục nhất.

An toàn điện năng là vấn đề lớn của mỗi quốc gia. Thật khó kể hết những bất tiện trong cuộc sống và sản xuất khi chỉ 1 giờ bị mất điện. Do vậy mà “tiết kiệm điện” cần phải là một trong những cụm từ phổ biến nhất trong cuộc sống hằng ngày, cả trong sinh hoạt, vui chơi, sản xuất, tiêu dùng... Còn với nhà tôi việc dạy con trẻ tiết kiệm điện giống như một phản xạ không điều kiện đã được thực hành từ lâu rồi.

Dạy con trẻ tiết kiệm điện như một phản xạ không điều kiện  - Ảnh 1.

Ngành điện Hà Tĩnh phát tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện đến với học sinh

ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH

Bậc phụ huynh chúng ta chính là tấm gương sáng để con học tập và noi theo, ở độ tuổi mầm non trẻ có xu hướng “bắt chước” hành vi theo người lớn. Vì vậy, khi phụ huynh muốn dạy con điều gì, bản thân chúng ta nên làm tốt điều đó trước. Trẻ sẽ quan sát và làm theo cách bố mẹ dùng điện, vì thế, hãy dùng sao cho đúng, hợp lý và khoa học nhất.

Dạy con trẻ tiết kiệm điện thông qua trò chơi, bằng những hình ảnh sinh động, những phần thưởng cho các câu trả lời chính xác và đừng quên khích lệ nếu con hiểu chưa đúng về việc tiết kiệm điện. Mỗi người làm ba mẹ cần kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để cùng con rèn luyện các kỹ năng một cách thuần thục nhất. Vì theo nghiên cứu tâm lý học, hầu hết trẻ em rất thích học hỏi những điều mới lạ và luôn muốn bản thân có ích hơn, phụ giúp ba mẹ một số công việc trong gia đình. 

Dạy con trẻ tiết kiệm điện từ thuở còn thơ - Ảnh 2.

Dạy con trẻ tiết kiệm điện từ thuở còn thơ - Ảnh 3.

Nhà tôi dạy con trẻ sống xanh, tiết kiệm điện từ tấm bé

TÁC GIẢ CUNG CẤP

Dưới đây là cách nhà tôi giáo dục con trẻ chuyện tiết kiệm điện: Dạy bé tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, khi không sử dụng đến

Ba mẹ ngắt các nguồn điện của các thiết bị ở trạng thái chờ, và nói cho bé biết mục đích hành động này là để không tiêu thụ điện thụ động.

Không mở cửa tủ lạnh quá lâu, nhắc bé không tạo thói quen mở cửa tủ lạnh đứng trước đó cho mát, hành động đó vừa nguy hiểm vừa gây lãng phí điện

Bé tự tay cầm remote tắt tivi khi rời đi hoặc ba mẹ chọn chế độ hẹn giờ tự động tivi tự tắt

Không mở máy lạnh khi đang mở cửa và thiết lập nhiệt độ chỉ từ 27 độ C, bé con chưa biết sử dụng remote máy lạnh thì không bấm nghịch.

Cùng hướng dẫn bé chạy đi đóng kín các cửa trước và trong khi mở máy lạnh.

Khi dạy trẻ tiết kiệm điện thì lưu ý vì ở độ tuổi mầm non, trẻ thường rất hiếu động và tò mò, để đảm bảo an toàn chỉ nên dạy con cách tiết kiệm điện có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Đảm bảo rằng các công tắc, cầu dao nguy hiểm nằm xa tầm tay của trẻ, cần có các nút/màng hỗ trợ để chặn trẻ đưa tay, vật nhọn vào ổ cắm, quạt gió…

Ba mẹ dạy cho con kiến thức về sự nguy hiểm khi tự ý chạm vào các thiết bị điện mà không có người lớn ở bên cạnh bằng hành động, bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng cách cho xem hình ảnh hay video clip minh họa.

Tôi thường sử dụng các bạn gấu nhồi bông để tạo ví dụ minh hoạ, giúp con hiểu rõ và tránh xa sự nguy hiểm đó. Tôi cảm thấy hài lòng vì phản ứng tích cực của con, ít nhiều sự ghi nhớ giúp con hiểu được phải làm gì và tạo thành nếp ý thức cần thiết.

Dạy con trẻ tiết kiệm điện như một phản xạ không điều kiện  - Ảnh 2.

Ba mẹ dạy cho con kiến thức về sự nguy hiểm khi tự ý chạm vào các thiết bị điện mà không có người lớn ở bên cạnh bằng hành động, bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng cách cho thấy hình ảnh hay video clip minh họa

tietkiemnangluong.com.vn

Dĩ nhiên, để việc hướng dẫn con trẻ tiết kiệm điện có hiệu quả, thì mỗi người lớn chúng ta cũng phải hiểu và đi theo phương pháp nhất định như:

Trang trí và xây dựng gốc giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên điện. Tại các vị trí an toàn cần ngắt điện, có thể trang trí các nhân vật hoạt hình, vui nhộn, để trẻ dễ dàng tiếp nhận phương pháp giáo dục này.

Làm hoặc đặt gương treo để trẻ noi theo: Trẻ sẽ có xu hướng “bắt chước” để làm những việc có ích giống như người lớn.

Phối hợp với nhà trường, giáo dục tiết kiệm điện ở nhà thôi là chưa đủ, phải tiết kiệm ở cả trên lớp học, khu vui chơi, khu dã ngoại - picnic có sử dụng điện.

Cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía để trẻ được học và thực hành song song ở tất cả các môi trường bé tiếp xúc, nếu có thể thì hiệu quả đạt được rất khả quan, tuyệt vời.

Ngày nay, hầu hết mọi thiết bị, vật dụng trong gia đình đều cần điện để vận hành. Điện đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ý thức tiết kiệm điện cần được tuyên truyền rộng rãi, nhất là đối với trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước. Tôi dạy con trẻ của mình học cách tiết kiệm điện từ tấm bé, vì ở độ tuổi này các con học rất nhanh, tiếp thu rất hiệu quả và ghi nhớ rất lâu. Còn bạn thì sao?!.

99 triệu đồng và quà tặng cho Cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen

Cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen do Báo Thanh Niên và Tổng Công ty Điện lực TP.HCM tổ chức, là nơi để độc giả chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp về việc tiết kiệm điện, tạo thói quen sử dụng điện tiết kiệm trong gia đình, trong các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp.

Cuộc thi dành cho các cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp với tổng giá trị giải thưởng là 99 triệu đồng và quà tặng. Bài dự thi gửi qua email của chương trình: tietkiemdien@thanhnien.vn hoặc gửi bằng đường bưu điện về Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen). Thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1.6-31.8.2023.

Thể lệ chi tiết được đăng tải trên trang thanhnien.vn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.