Vào cuối năm 2022, gen Z có tên là Samantha Palazzolo (18 tuổi), sinh viên ngành quảng cáo của Đại học Illinois (Mỹ) tình cờ xem được một video nói về luật hấp dẫn trên TikTok.
Trong đó, người có ảnh hưởng tên là Laura Galebe đã cho biết bí quyết thành công khá đơn giản. Đó là hãy cho rằng mọi thứ tốt đẹp sẽ đến thì cái kết đẹp sẽ đến. Samantha Palazzolo gọi triết lý này là “hội chứng cô gái may mắn”.
Khi nghe Laura Galebe chia sẻ bí quyết này, Samantha Palazzolo tuy hoài nghi nhưng tò mò nên đã quyết định xem liệu triết lý của Galebe có phù hợp với bản thân hay không. Vì vậy, mỗi sáng cô tự nhủ bản thân mình sẽ có một ngày may mắn.
Để có được bất cứ thứ gì họ muốn mà không cần phải làm việc, nhiều gen Z áp dụng 'hội chứng cô gái may mắn' |
NEW YORK POST |
Một vấn đề đặc biệt hóc búa mà Palazzolo phải giải quyết là ai sẽ lấy phòng ngủ nào trong căn hộ mới vừa thuê. Palazzolo và một người bạn cùng phòng rất muốn có được phòng ngủ dưới cùng, vì vậy họ bắt đầu tự nhủ rằng mọi việc sẽ có lợi cho họ.
Palazzolo nói với New York Post ngày 10.1 rằng vài ngày sau đó, may mắn đã mỉm cười với cô, những điều cô mong đã trở thành sự thật.
Kể từ đó, Palazzolo tin rằng phương pháp này hiệu quả với bản thân mình. Lấy cảm hứng từ các video của nhiều cô gái khác nhau trên mạng xã hội, Palazzolo luôn bắt đầu sử dụng những câu thần chú hàng ngày như: “mọi thứ luôn tốt đẹp với tôi”.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý với cách suy nghĩ tích cực của Palazzolo.
Theo người có tên là Lucy Baker (huấn luyện viên, ở Vương quốc Anh), cảnh báo rằng nếu cứ nghĩ may mắn sẽ đến mà không chịu lo làm việc thì đó lại là vấn đề lớn.
Lucy Baker nói: “Điều này có thể gây ra sự thất vọng cho một số người nếu may mắn không đến. Việc tin rằng bạn là người may mắn nhất trên hành tinh trái đất và may mắn hơn bất kỳ sinh vật sống nào khác có thể rất nguy hiểm”.
Bình luận (0)