Tại hội nghị lần này, Hậu Giang tập trung kêu gọi đầu tư vào 7 dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hệ thống bảo quản và chế biến lúa gạo xuất khẩu chất lượng cao, khu du lịch sinh thái, khu dân cư thương mại.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng khẳng định Hậu Giang là tỉnh nông nghiệp nhưng đang có sức bật vươn lên mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nhiều mặt hàng nông - thủy sản có thương hiệu đang tiếp tục vươn xa. Hậu Giang phát triển hạ tầng giao thông khá đồng bộ, thuận tiện. Các khu - cụm công nghiệp đã lấp đầy 70% diện tích. Tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ thương mại, dịch vụ, du lịch…
Thủ tướng đề nghị tới đây Hậu Giang cần đẩy mạnh hơn nữa liên kết các tỉnh, thành để cùng hợp tác phát triển trên quy hoạch chung của toàn vùng; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền đối thoại, tháo dỡ rào cản, khơi dậy nhiều nguồn lực. Chính quyền cầu thị lắng nghe, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư; lấy sự hài lòng của DN, nhà đầu tư, người dân làm thước đo cán bộ, công chức, viên chức; cần tiếp tục đồng hành, hỗ trợ DN về pháp lý, dịch vụ công, tiếp cận thị trường…
tin liên quan
ĐBSCL: Ưu tiên hàng đầu là thủy sảnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nghiên cứu chuyển hướng chiến
lược nông nghiệp ở ĐBSCL từ ưu tiên lúa, thủy sản, cây trồng khác thành
ưu tiên thủy sản, cây trồng khác và lúa.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao chủ trương đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư (dự kiến) hơn 1.940 tỉ đồng; ký kết hợp tác các tỉnh và DN. Dịp này, Bộ KH-ĐT, UBND TP.HCM, TP.Cần Thơ, các tỉnh (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long), VietinBank, Tổng công ty điện lực Miền Nam, Tổng công ty may Nhà Bè… đã ủng hộ 30,7 tỉ đồng cho quỹ an sinh xã hội tỉnh Hậu Giang.
Bình luận (0)