(TNTS) Các bậc cha mẹ ngày nay thường than phiền về chuyện con cái họ không cởi mở khi tiếp xúc bên ngoài.
Ảnh: Shutterstock
|
Chính các hoạt động tình nguyện sẽ góp phần tạo cho trẻ sự phát triển lành mạnh về mặt tình cảm cũng như giúp trẻ tự tin và phát huy khả năng học tập tốt hơn. Chú ý đến những điều sau đây, bạn sẽ thấy con mình có nhiều thay đổi tích cực.
Giúp đỡ người khác. Một trong những bài học quý giá cần dạy cho trẻ là việc tạo cơ hội để con giúp đỡ những người khác.
Có tinh thần trách nhiệm. Khuyến khích trẻ làm những việc lặt vặt trong nhà, bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn.
Quan tâm đến người khác. Luôn cho trẻ thấy được hành động quan tâm đến người khác là vô cùng quan trọng. Hãy dạy trẻ biết “đi thưa về trình”, chào hỏi mọi người xung quanh hoặc bỏ rác đúng nơi quy định.
Để trẻ cảm nhận tình thương của cha mẹ. Đây là động lực mạnh mẽ nhằm giúp trẻ tự tin hơn. Thỉnh thoảng, viết những lời yêu thương trong các mảnh giấy nhỏ rồi lén bỏ vào cặp hay túi áo con để con cảm nhận cha mẹ yêu thương chúng đến nhường nào.
Khuyến khích trẻ đọc sách báo. Nếu con quá nhỏ, bố mẹ có thể giúp con đọc những mẩu chuyện thú vị, sau đó phân tích cho con thấy những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cũng như ca ngợi những hoàn cảnh vượt lên số phận, những trường hợp nỗ lực cố gắng để thay đổi thế giới..., từ đó trẻ sẽ hình thành sự khâm phục và tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn.
Cho con thấy được sự tôn trọng. Những lời khen ngợi và cảm ơn của bố mẹ luôn khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi con làm được điều gì đó tốt, đừng tiếc những lời khen ngợi và cảm ơn. Thấy được sự tôn trọng, bé có thêm động lực, tự tin để tiếp tục làm những việc tốt hay có suy nghĩ tích cực.
Khơi dậy sự cảm thông. Thỉnh thoảng đặt trẻ vào hoàn cảnh khó khăn hay hạnh phúc của người khác nhằm giúp trẻ có cái nhìn rộng hơn về cuộc sống. Hỏi trẻ những câu: “Con cảm thấy thế nào nếu con ở trong hoàn cảnh đó? Con sẽ xử sự ra sao nếu gặp tình huống như bạn ấy?...”.
Bình luận (0)