Đó là nội dung văn bản của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) gởi đến UBND tỉnh Bình Dương. ENV là một tổ chức xã hội trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã.
[VIDEO] Cận cảnh nơi nuôi con hổ vồ nát 2 tay người đàn ông ở Bình Dương
|
Ngày 4.6, ông Võ Thành Qưới, 49 tuổi, quê ở An Giang, nhân viên cũ tại Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh đã bị hổ tấn công làm đứt lìa hai cánh tay khi di chuyển gần khu vực chuồng hổ. Sự việc đáng tiếc này một lần nữa cho thấy cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan chức năng có liên quan nhằm thắt chặt quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ trên địa bàn.
Công văn của ENV nêu: Đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan đánh giá toàn diện và có quyết định chấm dứt hoạt động thí điểm nuôi nhốt động vật hoang dã tại Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh cũng như yêu cầu chủ cơ sở chuyển giao hổ và các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác đến các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã phù hợp.
Nguồn gốc bất hợp pháp, từng bị xử lý hình sự
Theo đánh giá của ENV, mặc dù được cấp phép “thí điểm” nuôi nhốt hổ vì mục đích bảo tồn nhưng chủ sở hữu Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh đã bị xử lý hình sự về hành vi buôn bán hổ trái phép; hoạt động nuôi nhốt hổ và các loài động vật hoang dã tại cơ sở này cũng không có giá trị bảo tồn và gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân.
Cụ thể theo ghi nhận của ENV, năm 2007, Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh do ông Huỳnh Văn Hai và bà Huỳnh Thị Mỹ trực tiếp quản lý đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cấp phép thí điểm nuôi hổ và nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác vì mục đích bảo tồn. Các cá thể hổ và động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm này đều có nguồn gốc bất hợp pháp. Chính vì vậy, trong giấy phép, các cơ quan chức năng cũng yêu cầu cơ sở này phải báo cáo tất cả các biến động về số lượng hổ đến cơ quan chức năng cũng như không được phép buôn bán, vận chuyển, nhốt hoặc tặng, cho hổ và các cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác mà không được cấp phép.
tin liên quan
Hổ trong khu du lịch Thanh Cảnh vồ nát 2 tay nhân viênKhông có giá trị bảo tồn, nguy hại
Năm 2006, Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh đã bị phát hiện nuôi nhốt hổ trái phép. Tại thời điểm đó, hổ đã là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, năm 2007, Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh đã được Chi cục Kiểm lâm cấp phép nuôi nhốt hổ vì mục đích bảo tồn. Hoạt động nuôi bảo tồn hổ được hiểu là nuôi sinh sản và duy trì nguồn gen thuần chủng của hổ để hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học hoặc tái thả. Ở một khía cạnh khác, hoạt động nuôi hổ (dưới hình thức vườn thú) nhằm góp phần giáo dục người dân về tình yêu thiên nhiên, động vật hoang dã cũng có khả năng đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã. Ở cả hai khía cạnh này, hoạt động nuôi nhốt hổ tại Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh đều không đáp ứng được.
|
tin liên quan
Chồng bị hổ cắn mất cả 2 tay, vợ gánh cả gia đìnhHoạt đông nuôi nhốt hổ tại đây không những không có giá trị bảo tồn mà còn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân.
Một trong những nguyên nhân của sự việc hổ cắn đứt lìa hai tay của ông Võ Thành Qưới là do cơ sở vật chất, kỹ thuật không đảm bảo cho hoạt động nuôi nhốt hổ tại Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh. Khu vực nuôi nhốt hổ không bị ngăn cách riêng, lại giáp với đường đê bao nên những người tò mò có thể dễ dàng tiếp cận khu vực nuôi hổ. Trong khi đó, các chuồng hổ chỉ có một lớp rào sắt và các mắt rào rộng, không đảm bảo an toàn cho những người đến gần khu vực này. Mặt khác, do một thời gian dài không hoạt động, các rào sắt cũng có dấu hiệu rỉ sét, không còn kiên cố và càng tăng nguy cơ xổng chuồng của hổ.
ENV được biết Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã nhiều lần thuyết phục Khu du lịch sinh thái Thanh Cảnh chuyển giao hổ cho Nhà nước. Tuy nhiên, ENV cho rằng việc thuyết phục thôi là chưa đủ. Tất cả các cá thể hổ đều có nguồn gốc bất hợp pháp và đơn vị này chỉ được giao “thí điểm” nuôi nhốt hổ vì mục đích bảo tồn. Do đó, cần phải ngay lập tức đánh giá ý nghĩa bảo tồn hổ và các loài động vật hoang dã khác tại cơ sở cũng như ngay lập tức chấm dứt hoạt động nuôi nhốt hổ và động vật hoang dã tại cơ sở này nếu mục đích này không đạt được.
Bình luận (0)