Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ủy quyền Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện ký hồ sơ.
Theo Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, nghề tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, H.Thuận Thành, Bắc Ninh) khởi dựng khoảng thế kỷ 17. GS-TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho đây là “dòng tranh dân gian tiêu biểu nhất ở Việt Nam”. Tranh được in bằng tay và có thể sản xuất số lượng lớn bằng giấy dó, màu sắc in tranh có nguồn gốc tự nhiên như than xoan, hoa hòe, quả dành dành, sỏi son... Nghề làm tranh Đông Hồ đang cần bảo vệ khẩn cấp, do tập quán chơi tranh không còn phổ biến như trước đây, đa phần các hộ làm tranh ở Đông Hồ đã chuyển sang làm hàng mã.
Theo các nhà nghiên cứu, sau thời kỳ hoàng kim vào khoảng thế kỷ 17, đến trước năm 1945, người Pháp du nhập giấy ram và phẩm màu, bổ sung nguyên liệu làm tranh. Năm 1960, Hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ ra đời. Trước năm 1986, tranh Đông Hồ được xuất đi các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 2013, nghề tranh dân gian Đông Hồ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2017, nghề tranh Đông Hồ bắt đầu được lập hồ sơ quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Bình luận (0)