>> Thực phẩm sạch cháy hàng trước Tết
>> Thực phẩm Cầu Tre - món ngon ngày tết
>> Thực phẩm chế biến lên ngôi
>> Thực phẩm tốt cho mùa đông
>> Hà Nội ra quân chặn thực phẩm 'bẩn
>> Xăng tăng không ảnh hưởng nhiều đến giá lương thực, thực phẩm
>> Gần 200 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Ghi nhận của Thanh Niên Online tại một số chợ Mai Động, Bách Khoa, Quỳnh Mai, Kim Liên… đều ảm đạm, vắng cả người bán lẫn người mua. Mặc dù các chợ mở cửa từ ngày 2 Tết, song chủ yếu chỉ bán rau xanh và thực phẩm tươi sống thịt, cá, tôm... Do vắng khách, các tiểu thương bày hàng tràn lan trước cổng chợ.
Mở hàng sớm, hy vọng sẽ bán được hàng, nhưng chị Hiền, tiểu thương bán rau tại chợ Mai Động lại không vui. “Tôi dọn hàng từ ngày mồng 4, nhưng vắng khách lắm. Chưa năm nào, Tết ra lại ế ẩm như năm nay. Có lẽ do trước Tết người dân lo ngại tăng giá nên mua nhiều thực phẩm tích trữ và còn mải chơi Tết nên đầu năm mới chưa có nhu cầu đi chợ mua sắm”, chị Hiền than thở.
|
Bất ngờ nhất với tất cả các bà nội chợ đi chợ đầu năm, mặt hàng rau xanh mọi năm cao ngất ngưởng, tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường, thì nay tất cả đều đứng giá hoặc giảm mạnh. Chị Đỗ Thu Trang ở chung cư Lạc Trung cho hay: “Mọi năm, Tết xong chẳng dám đi chợ, giá cả leo thang đến hết tháng Giêng. Một củ su hào 10 nghìn đồng, thế mà năm nay củ to cũng chỉ 3.000 đồng; cà rốt 12.000 đồng/kg; bí xanh 10.000 đồng/kg. Đi chợ đầu năm giá rẻ đến mức chẳng buồn mặc cả”.
Các loại rau củ rẻ đã đành, đáng chú ý, một số loại rau xanh thường đắt hàng sau Tết, phục vụ nhu cầu ăn lẩu của người tiêu dùng giá rất “mềm”: cải cúc 2.000 đồng/bó; rau cần 5.000 đồng/bó; cà chua 15.000 đồng/kg; cải mơ 10.000/4 bó; ngải cứu 2.000 đồng/bó; cải thảo 8.000 đồng/kg. Đắt nhất là rau muống cũng chỉ 10-15.000/mớ.
Theo các tiểu thương, rau xanh rẻ vì trước và sau Tết đều nắng ấm, thuận lợi cho rau xanh phát triển. Ngay tại chợ đầu mối Đền Lừ, giá cả không tăng vì chẳng có loại nào khan hiếm.
Thịt, cá hạ nhiệt
Cùng cảnh ế ẩm là các tiểu thương bán thịt lợn. Nếu như ngày 2 Tết, giá sườn non 120.000 đồng/kg; nạc vai 110.000 đồng/kg; thịt ba chỉ, mông sấn 100.000 đồng/kg, thì nay giá đã hạ nhiệt giảm xuống 10.000-20.000 đồng/kg. Tuy vậy, vẫn rất ít khách mua thịt. Chị Hà, bán thịt lợn tại chợ Bách Khoa cho rằng, năm nay nghỉ Tết dài nên nhiều gia đình về quê đi du lịch đến hết tuần, vì thế khách mua vẫn còn vắng. “Chúng tôi chẳng dại gì bán giá cao. Vì có nói thách người ta cũng chẳng mua”, chị Hà nói.
|
So với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản là mặt hàng bán chạy nhất sau Tết. Chị Trần Thanh Tú, bán hải sản tại chợ Quỳnh Mai cho biết, đắt nhất là tôm, giá 700.000 đồng/kg loại 18 con vẫn có người mua, còn rẻ nhất là 430.000 đồng loại 50 con. Bán chạy hơn cả là các loại cá chép to (cỡ 4-5kg/con) giá 100-120.000 đồng/kg; cá trắm 120-140.000 đồng/kg; cá quả 150.000 đồng/kg.
Quầy thực phẩm tươi sống tại siêu thị vẫn chưa có hàng - Ảnh: T.Hằng
Vắng khách cũng là tình trạng chung của các siêu thị. Đồng loạt mở cửa từ ngày 3 Tết, nhưng siêu thị Metro, Fivimart, Ocean mart đều chỉ duy trì hoạt động từ 2-3 quầy thanh toán. Rất nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống bỏ trống, chưa có hàng. Một nhân viên siêu thị Fivimart trên đường Võ Thị Sáu cho hay, trước Tết gia đình nào cũng mua sắm đủ cả thực phẩm thiết yếu. Người tiêu dùng đến siêu thị thời điểm này chủ yếu mua bánh mỳ và rau xanh. Hiện tại siêu thị chỉ đảm bảo cung cấp nguồn rau xanh, từ 6 tháng Giêng siêu thị bắt đầu bán thịt lợn và hải sản.
Thu Hằng
Bình luận (0)