• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Đi máy bay, chú ý 3 điều có liên quan đến sức khỏe này

Ngọc Quý
Ngọc Quý
26/03/2019 10:08 GMT+7

Đi lại bằng đường không vẫn là lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, cơ thể có thể gặp một số tác động không mong muốn khi bay ở độ cao 10.000 mét.

Buồn ngủ hoặc nhức đầu

Khi bay lên cao, nồng độ ô xy sẽ thấp hơn và áp suất khí quyển cũng giảm. Mặc dù khoang máy bay đã được điều chỉnh áp suất để ngăn các vấn đề do lên cao gây ra, nhưng một số trường hợp vẫn bị buồn ngủ và nhức đầu do nồng độ ô xy thấp, theo Reader's Digest.
Một nghiên cứu ở Anh phát hiện nồng độ ô xy trong không khí giảm 4% có thể gây hại cho người đang mắc bệnh về tim, phổi.
Để ngăn các triệu chứng đau đầu xuất hiện, các chuyên gia khuyến cáo nên uống nhiều nước và tránh uống rượu hoặc các món nhiều caffeine khi đi máy bay.

Máu dồn xuống chân có thể khiến chân sưng

Ngồi trong khoang máy bay suốt nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu trên khắp cơ thể, khiến máu dồn xuống chân, thậm chí gây sưng ở chân, mắt cá. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu khi đi máy báy, đặc biệt là ở những người béo phì, mang thai, trên 40 tuổi, các chuyên gia cho biết.
Một trong những cách các chuyên gia sức khỏe khuyên nhiều nhất là hãy thường xuyên đứng dậy đi lại. Một cách khác là dùng tay xoay cổ chân để kích thích máu lưu thông.

Nhịp sinh học rối loạn trong chuyến bay đường dài

“Sự bài tiết hoóc môn, buồn ngủ, tỉnh táo và cảm giác đói nằm trong số nhiều chức năng của cơ thể phụ thuộc vào đồng hồ sinh học”, Reader’s Digest dẫn lời chuyên gia sức khỏe hàng không người Mỹ Paulo Alves.
Những chuyến bay đường dài có thể đưa chúng ta đến những nơi xa xôi với múi giờ khác. Điều này khiến cơ thể phải cần thời gian để điều chỉnh lại nhịp sinh học.
Nguyên tắc chung là cứ lệch 1 múi giờ thì cơ thể phải mất 1 ngày để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học. Điều này có nghĩa là nếu đến một nơi lệch 6 giờ so với nơi ở cũ thì cơ thể phải cần đến 6 ngày để đồng hồ sinh học đồng bộ với giờ địa phương, ông Alves nói thêm.
Nếu muốn đồng hồ sinh học của cơ thể thích ứng nhanh thì hãy tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời và tham gia hoạt động thể chất ngoài trời, theo Reader’s Digest.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.