Hiểm họa từ cục máu đông và cách phòng tránh

18/01/2016 09:49 GMT+7

Bạn có biết cục máu đông rất đáng sợ? Và bạn có biết cách nào để lường tránh nguy cơ bị cục máu đông?

Bạn có biết cục máu đông rất đáng sợ? Và bạn có biết cách nào để lường tránh nguy cơ bị cục máu đông?

Ngồi nhiều góp phần hình thành cục máu đông - Ảnh: ShutterstockNgồi nhiều góp phần hình thành cục máu đông - Ảnh: Shutterstock
Nói một cách đơn giản, máu là chất lỏng và khi nó đông cứng lại thành chất rắn thì được coi là cục máu đông. Nếu cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở chi dưới, có thể dẫn đến một huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu những cục máu đông đi đến phổi có thể gây ra thuyên tắc phổi, gây chết người bởi nó sẽ làm giảm lưu lượng máu và ôxy đến phổi.
Để tránh việc hình thành các cục máu đông, điều quan trọng là phải biết các yếu tố nguy cơ dưới đây:
Ngồi nhiều
Ngồi máy bay, lái xe, đi xe hoặc ngồi trước máy vi tính trong thời gian quá lâu là một trong những yếu tố góp phần hình thành cục máu đông. Vì thế, bắt buộc phải di chuyển xung quanh sau mỗi 30 - 40 phút ngồi trên ghế.
Nếu như không thể, bạn hãy tìm cách co duỗi chân liên tục để giúp huyết khối tĩnh mạch chảy thông suốt.
Nguy cơ bị cục máu đông dễ xảy ra khi mang thai - Ảnh: Shutterstock

Mang thai
Việc gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể trong thời gian mang thai có thể góp phần làm gia tăng các yếu tố đông máu, dẫn đến nguy cơ bị các cục máu đông rất cao. Ngoài ra, thai kỳ cũng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch vùng chậu và chân.
Nguy cơ cục máu đông xuất hiện kể từ khi bắt đầu mang thai và có thể tiếp tục cho đến 6 tuần sau khi sinh. Vì vậy, di chuyển (đi bộ, tập yoga trước, trong và sau khi sinh) là điều vô cùng cần thiết đối với các thai phụ.
Cân nặng
Béo phì thường dẫn đến nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu do tính di động giảm cũng như tuần hoàn kém. Do đó, giữ cân nặng lý tưởng là cách giúp ngăn ngừa cục máu đông.
Nhịp tim không đều
Theo Prevention, nhịp tim bất thường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu.
Rung nhĩ là một loại của nhịp tim bất thường có thể dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông trong các buồng trên của tim. Đó là bởi vì khi tim đập bất thường sẽ gây trở ngại cho máu trong lúc bơm vào các tâm thất. Máu lưu thông chậm dễ dẫn đến khả năng hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông có thể đi “du lịch” đến não và gây ra một cơn đột quỵ.
Thuốc tránh thai
Estrogen và progestin trong thuốc uống tránh thai có thể làm tăng các yếu tố gây đông máu. Do đó, nên nói chuyện với bác sĩ phụ khoa về những rủi ro để có những biện pháp tránh thai an toàn khác.
Ung thư
Một số loại ung thư làm tăng số lượng các chất trong máu gây đông máu.
Theo một số nghiên cứu, những người ung thư não, buồng trứng, tuyến tụy, ruột, dạ dày, phổi và thận có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, một số hình thức của hóa trị liệu và thuốc phòng chống ung thư cũng làm tăng cơ hội bị cục máu đông do việc trị liệu gây tổn thương mạch máu hoặc giảm việc sản xuất protein bảo vệ cơ thể khỏi các cục máu đông.
Mạch máu bị hỏng sẽ phát hành chất gây đông máu, khiến máu đóng cục.
Hóa chất trong khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu làm gia tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu - Ảnh: Shutterstock

Hút thuốc
Một số hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến sự gia tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy nhanh chóng cai nghiện để khỏi bị các cục máu đông tấn công.
Chấn thương
Những người trải qua phẫu thuật, đặc biệt là ở phần xương hông, bụng dưới và xương chân dễ có nguy cơ cao bị các cục máu đông vì họ phải nằm bất động một thời gian.
Ngoài ra, bất kỳ chấn thương nào ở chân cũng có thể góp phần gây tổn hại đến mạch máu dẫn đến việc hình thành các cục máu đông.
Tiền sử gia đình
Theo nghiên cứu của trang Mayo Clinic, nhiều người không biết họ có những rối loạn cho đến khi phát triển một cục máu đông. Ngoài ra, một số điều kiện khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ đông máu như: bệnh thận, hội chứng kháng phospholipid (một tình trạng tự miễn dịch), các vấn đề trong các tĩnh mạch chủ dưới, thiếu hụt vitamin C.
Càng lớn tuổi, nguy cơ bị cục máu đông càng cao - Ảnh: Shutterstock

Tuổi tác
Mặc dù việc hình thành cục máu đông có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đa phần tuổi càng cao nguy cơ càng nhiều, đặc biệt khi bạn trên 60 tuổi.
Tuy lão hóa là quá trình tự nhiên, nhưng hãy đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ để chắc chắn rằng bạn đang ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn và có một lối sống lành mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.