Có giáo viên dạy sử khi biết sẽ thi trắc nghiệm môn này thì e ngại làm sao có thể đánh giá được năng lực học sử của học sinh qua câu hỏi trắc nghiệm, làm thế nào để đặt câu hỏi mà tránh học thuộc lòng, sa vào con số, sự kiện...? Chỉ đến khi thí sinh hoàn tất bài thi cuối cùng của kỳ thi, cầm đề sử trên tay, cô mới thấy những băn khoăn của mình đã được giải quyết.
tin liên quan
Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi THPT quốc gia 2017Chiều tối nay 24.6, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi, đáp án chính thức các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.
tin liên quan
Tra cứu điểm thi lớp 10 trên Thanh Niên OnlineĐể đáp ứng nhu cầu bạn đọc, Thanh Niên Online sẽ mở chức năng Tra cứu điểm thi lớp 10.
Khi biết môn giáo dục công dân cũng được ra đề theo hình thức trắc nghiệm, nhiều giáo viên e ngại với những kiến thức hết sức khô khan của môn học thì những câu hỏi trong đề sẽ như thế nào để thí sinh không chán. Rồi chính những giáo viên này khi tiếp xúc với đề đã rất hài lòng và xem đây như là cơ hội để thay đổi việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông.
Đó chỉ là những câu chuyện xung quanh nội dung đề thi. Còn những giáo viên làm giám thị cũng có tâm trạng nhẹ nhàng sau những ngày coi thi. Nhiều giáo viên ở các địa phương cho biết trước khi có sự phối hợp coi thi với các trường ĐH, các kỳ thi tốt nghiệp THPT thường lộn xộn, mất an ninh, dễ xảy ra tiêu cực. Khi có sự tham gia của các trường ĐH, dù ở vai trò chủ trì như các năm trước hoặc hỗ trợ như năm nay thì có muốn tiêu cực cũng phải ngần ngại. Những giáo viên coi thi nhiều năm cũng nhìn nhận năm nay tình trạng “phao” trắng trường thi ít hẳn vì với đề thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh một mã đề thì có mang tài liệu cũng trở nên vô nghĩa. Đó cũng là một trong những lý do năm nay số thí sinh bị đình chỉ thi giảm rõ rệt so với mọi năm. Toàn quốc có 72 trường hợp, trong khi năm 2016 là 328.
tin liên quan
Điểm sàn không thể quá lệch so với năm trướcTheo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, điểm sàn năm nay không thể quá chênh lệch so với năm trước và dù làm bài thi tốt hay không so với dự kiến, thí sinh cũng nên bình tĩnh phân tích trước khi điều chỉnh nguyện vọng.
Với người dân bình thường, những ngày qua, nếu không để ý cũng không biết đang diễn ra kỳ thi THPT quốc gia - một kỳ thi mà trước đây khi chưa trở thành “2 trong 1” vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH - đã trở thành một sự kiện làm huyên náo xã hội. Ấy là khi các thành phố lớn kẹt đường, quá tải tàu xe, chỗ trọ lên giá... do hàng trăm ngàn thí sinh và phụ huynh từ các tỉnh đổ về. Mùa thi nào cũng có những tai nạn giao thông thương tâm trên đường đến trường thi, nạn trộm cắp nơi trọ, những tình cảnh đáng thương của thí sinh và người nhà khi đến các TP lớn... Năm nay, những “đặc sản” này của mỗi mùa thi hầu như không còn nữa, xã hội bớt lo lắng. Những ngày thi đã nhẹ nhàng trôi qua như thế.
tin liên quan
Bộ GD-ĐT trả lời về sự 'vênh nhau' của các mã đề thiTheo Bộ GD-ĐT, muốn biết độ khó các mã đề có đúng là vênh nhau không, thì phải chờ đến khi có kết quả, nên nhận định vào thời điểm này chỉ là cảm nhận chủ quan.
Sau bao nhiêu lo âu, chờ đợi, đến nay hầu hết các giáo viên đều khẳng định nên duy trì thi các môn theo dạng trắc nghiệm trong kỳ thi quốc gia như thế này. Tuy nhiên, vẫn cần có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để đảm bảo được cả 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH. Ngoài ra, điều băn khoăn lớn nhất sau kỳ thi này là những áp lực và kẽ hở của 2 bài thi tổ hợp, đặc biệt là quy trình tổ chức thi. Thí sinh không những mệt mỏi, căng thẳng mà còn có thể lợi dụng quy trình này để “ăn gian” thời gian làm bài. Điều này vô tình gây ra sự bất công đối với các thí sinh. Đây là điều Bộ GD-ĐT cần lưu tâm để điều chỉnh trong các năm sau.
Vậy nhưng mùa thi cũng chưa kết thúc vì khâu xét tuyển, cũng quan trọng không kém, vẫn chưa diễn ra. Liệu có xảy ra “vỡ trận” không khi năm nay thí sinh được đăng ký vô số nguyện vọng xét tuyển và lại được điều chỉnh sau khi biết kết quả thi? Chắc Bộ GD-ĐT cũng cầu mong khâu xét tuyển sắp tới cũng trôi qua nhẹ nhàng như những ngày thi!
tin liên quan
Thi THPT quốc gia: Chậm nhất ngày 7.7 công bố kết quảChiều 24.6, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo kết thúc kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều vấn đề được các phóng viên đặt ra như có hay không chênh lệch độ khó giữa các mã đề thi, giảm thí sinh vi phạm có phản ánh đúng thực tế, việc chấm thi sẽ tiến hành ra sao?...
Bình luận (0)