Di sản tình người và câu chuyện bình trà miễn phí

03/08/2015 11:08 GMT+7

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bởi vì, dẫu là thành phố đứng đầu cả nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng ở đây cũng có hàng trăm ngàn người nghèo, mỗi ngày vẫn mưu sinh trên hè phố.

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bởi vì, dẫu là thành phố đứng đầu cả nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đóng góp ngân sách, nhưng ở đây cũng có hàng trăm ngàn người nghèo, mỗi ngày vẫn mưu sinh trên hè phố.

Chủ nhân bình trà từ thiện trên đường Điện Biên Phủ (P.Đa Kao, Q.1) thêm trà đá vào bình để “tiếp sức” cho người đi đường - Ảnh: Bùi Chiến Chủ nhân bình trà từ thiện trên đường Điện Biên Phủ (P.Đa Kao, Q.1) thêm trà đá vào bình để “tiếp sức” cho người đi đường - Ảnh: Bùi Chiến 
 Lúc nhỏ, mỗi lần ốm đau là hay bị đưa đi “nhà thương”. Lớn chút, tôi hay thắc mắc mẹ cha, người ta ghi là bệnh viện, cớ sao lại gọi là nhà thương? Cái mới được người lớn giải thích rằng, trước giải phóng, quen gọi là nhà thương, vì có bệnh, vô đó có người lo, chăm sóc, không phải tốn tiền. Vậy thôi, mà quen nếp gọi bệnh viện là nhà thương cho đến bây giờ. Ngày nay, bệnh viện, bất kể công tư, không còn là nhà thương nữa, nhưng đổi lại, tình thương vẫn còn đầy trong xã hội, các quỹ từ thiện của đoàn thể hoặc tự phát trong nhân dân, vẫn ngày đêm tiếp tục công việc giúp đỡ những người nghèo không may mắn mắc bệnh hiểm nghèo có chi phí để chữa chạy, thậm chí là lo đến nghĩa tận nếu ai đó không còn cơ hội hồi dương.
Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Biết sao không? Dẫu là thành phố đứng đầu cả nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đóng góp ngân sách, nhưng ở đây cũng có hàng vạn, hàng trăm ngàn người nghèo, mỗi ngày vẫn mưu sinh trên hè phố. 
Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn, nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh.
Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện, mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những người tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây dựng nhà tình nghĩa - tình thương mà sau này lan rộng ra cả nước.
Ở Sài Gòn, nếu bạn sống chừng vài năm, sẽ cảm thấy những bình trà miễn phí trên các nẻo đường là hết sức bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn.
Cách đây mấy năm, có một quy định làm bức xức người dân, đó là đóng góp từ thiện phải thông qua các đoàn thể có tính chất nhà nước (cụ thể là thông qua Mặt trận Tổ quốc), thế nhưng, người dân vẫn làm theo cách của họ, vẫn công khai hoặc âm thầm đóng góp, cứu trợ hiệu quả nhiều trường hợp đáng thương trong xã hội.
Ở Sài Gòn, nếu bạn sống chừng vài năm, sẽ cảm thấy những bình trà miễn phí trên các nẻo đường là hết sức bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn.
Người Sài Gòn không sợ chính quyền địa phương tịch thu các bình trà miễn phí chỉ vì chưa xin phép, hay gây cản trở lưu thông. Ở Sài Gòn, kẹt xe xảy ra thường xuyên nhưng chưa từng có bất kỳ vụ kẹt xe nào do tranh nhau uống trà đá miễn phí. Người Sài Gòn chỉ sợ ăn cắp vặt, vì vậy bình trà miễn phí nào bằng inox thì có thêm sợi dây để ràng vào gốc cây hay trụ điện.
Có một sự kiện, người viết nêu ra, tưởng rằng không liên quan đến sự kiện trà đá miễn phí, đó là sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người Mỹ đã tỏ rõ quan điểm tôn trọng sự khác biệt về thể chế chính trị của Việt Nam, vì vậy, nếu ai đó viện dẫn pháp luật Mỹ hay các chính sách của nước ngoài để cho rằng việc cấm trà đá miễn phí là hợp lý, hợp luật thì quả là hết sức kỳ cục và khôi hài.
Ở các nước phát triển, chính sách phúc lợi, cứu trợ rạch ròi, nhà nước đảm bảo để công dân của mình có thể tồn tại, có cơ hội để phát triển, hòa nhập. Ở Việt Nam ta, có một khái niệm rất hay là “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Có những cái nhà nước không kham nổi thì người dân cùng chung tay xốc vác, cùng kiến tạo, cùng lá lành đùm lá rách., Chính vì vậy mà 70 năm trước, chúng ta có “tuần lễ vàng”, người dân ủng hộ, đóng góp tài sản một cách nhiệt tình, vô tư để góp phần xây dựng một nhà nước đang còn non trẻ tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Trong một tác phẩm của nhà văn Võ Đắc Danh, nội dung đại ý rằng, ở phương nam, không có thứ luật lệ nào cao hơn Đạo Lý, đó là sự tôn trọng, là tình người, là sự tương hỗ lẫn nhau để cùng sống, cùng giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Cuối cùng, người viết chỉ xin nhắc lại định nghĩa của từ “di sản”, theo từ điển Tiếng Việt, đó là tài sản còn lại, cả vật chất lẫn tinh thần, nếu ta không vun xới, không giữ gìn thì di sản cũng sớm tiêu biến vào thinh không, kể cả di sản tình người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.