Điểm xung đột: Nga phản công ở Kursk; ông Putin ra chiêu mới trả đũa phương Tây

Điểm xung đột: Nga phản công ở Kursk; ông Putin ra chiêu mới trả đũa phương Tây

12/09/2024 23:00 GMT+7

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) mới đây cho rằng quân đội Nga có ý định chặn đứng cuộc tấn công của Ukraine tại khu vực Kursk trước khi tiến hành một chiến dịch tổng lực để đánh bật đối phương.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện thông tin Nga đã tiến hành các cuộc phản công dọc theo cánh phía tây của lực lượng Ukraine tại vùng Kursk, và trong các ngày 10 và 11.9 đã giành lại được một số khu định cư ở phía đông bắc và phía nam Korenevo.

Chỉ huy một đơn vị tinh nhuệ của Nga tại vùng Kursk cũng xác nhận thông tin về cuộc phản công, và cho biết lực lượng Nga đã giành lại quyền kiểm soát khoảng 10 khu định cư.

Báo cáo của ISW cho biết: “Quy mô, phạm vi và triển vọng tiềm năng của các cuộc phản công của Nga tại vùng Kursk đến ngày 11.9 vẫn chưa rõ ràng và tình hình vẫn còn bất ổn tại thời điểm này. Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về các cuộc phản công tiếp theo của Nga”.

Các nhà phân tích của ISW cho biết, lực lượng Nga hiện đang tiến hành các cuộc phản công dọc theo rìa phía tây của lực lượng Ukraine, một khu vực chủ yếu bao gồm các cánh đồng và thị trấn nhỏ.

Quân đội Ukraine được cho là đã phát động các đợt tấn công mới nhằm chống lại cuộc phản công nói trên tại phía tây Snagost và ở dọc tiền tuyến ở vùng Kursk.

Trong khi đó, phát biểu tại sự kiện thường niên mang tên “Nền tảng Crimea” được tổ chức ở Kyiv ngày 11.9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine phải trình bày với các đối tác phương Tây về những điều mà ông gọi là “kế hoạch chiến thắng”, trước khi tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai.

Ông nói kế hoạch này sẽ buộc Nga kết thúc xung đột theo con đường ngoại giao.

Tổng thống Zelensky cho biết ông muốn thảo luận kế hoạch này với cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ là Phó tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump.

Ukraine đang thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai. Kyiv nói muốn Nga tham dự vì nhiều quốc gia muốn thấy sự xuất hiện của phái đoàn cả 2 bên tham chiến. Moscow trước đó khẳng định không đàm phán chừng nào quân đội Ukraine vẫn còn hiện diện trên lãnh thổ Nga.

Về tình hình xung đột tại Dải Gaza. Ngày 11.9, các nhà đàm phán của Hamas đã gặp gỡ những bên khác tại Doha (Qatar) để thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Dải Gaza. Theo AFP, đại diện Hamas là ông Khalil al-Hayya trong khi hai người khác tham gia cuộc họp là Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani và lãnh đạo tình báo Ai Cập Abbas Kamel.

Hamas sau đó ra tuyên bố nhấn mạnh sẵn sàng thi hành ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn dựa trên tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông Biden đưa ra khuôn khổ thỏa thuận vào tháng 5 và tháng 8 tiếp tục có đề xuất nhằm giúp đáp ứng những yêu cầu của các bên. Đề xuất của lãnh đạo Mỹ được chia làm ba giai đoạn ngừng bắn, đổi lại là các bên thả con tin và tù nhân.

Đề xuất là cơ sở cho các bên đàm phán nhưng đến nay chưa giúp đưa ra thỏa thuận sau cùng để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 11 tháng. Sức ép càng gia tăng sau khi 6 con tin được tìm thấy thiệt mạng trong một đường hầm ở Gaza vào đầu tháng này.

Tuy nhiên, trước những lời kêu gọi thỏa hiệp, cả Israel và Hamas vẫn cương quyết giữ nguyên lập trường đàm phán. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhấn mạnh việc kiểm soát biên giới Dải Gaza với Ai Cập, còn gọi là hành lang Philadelphi. Ông Netanyahu cho rằng đó là điều cần thiết để ngăn Hamas nhận vũ khí từ bên kia biên giới.

Ai Cập và Qatar đã bác bỏ cáo buộc đó và cho rằng ông Netanyahu chỉ cố tình đánh lạc hướng dư luận Israel và cản trở thỏa thuận.

Trong tuyên bố ngày 11.9, Hamas yêu cầu Israel rút quân khỏi toàn bộ lãnh thổ Gaza. Hamas nhấn mạnh không đưa ra yêu cầu nào khác và cũng phản đối các bên khác làm như vậy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.