Điện Kremlin: Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng 'tango phải có 2 người'

Điện Kremlin: Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng 'tango phải có 2 người'

23/11/2024 08:34 GMT+7

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết không phải Moscow là bên khởi xướng cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và Mỹ.

Trả lời hãng tin TASS ngày 18.11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga vẫn sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nhưng cần thấy những bước đi tương xứng từ Mỹ.

Ông cho rằng Washington phải chịu trách nhiệm về bước lùi trong quan hệ song phương.

Theo ông, “không phải Nga khởi xướng cuộc đua trừng phạt này. Mà là do Washington”. Ông cho biết “Nga, như Tổng thống [Vladimir Putin] nói, sẵn sàng bình thường hóa” quan hệ với Mỹ, “nhưng Nga không thể nhảy tango một mình, và chúng tôi không có ý định làm như vậy”.

Bình luận của người phát ngôn Điện Kremlin lặp lại những bình luận của ông Putin tại diễn đàn quốc tế Valdai ở Sochi vào đầu tháng 11. Khi đó, nhà lãnh đạo Nga cho hay “Nói về khả năng thiết lập lại quan hệ với Mỹ, chúng tôi cởi mở với mọi khả năng, nhưng quyết định phần lớn phụ thuộc vào Mỹ, vì chúng tôi không làm cắt đứt quan hệ với Mỹ, cũng không áp đặt các hạn chế hoặc lệnh trừng phạt đối với họ”.

Nói về xung đột Ukraine, Tổng thống Putin lập luận rằng rằng Moscow chưa bao giờ cố gắng tạo điều kiện cho các xung đột vũ trang ở các quốc gia láng giềng của Mỹ. Ông bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ nhận ra rằng không nên làm như vậy nếu muốn tránh các cuộc xung đột toàn cầu.

Điện Kremlin: Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng 'tango phải có 2 người'- Ảnh 1.

Hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (Đức), năm 2017

ẢNH: AFP

Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã “bày tỏ những giọng điệu tương tự” trong chiến dịch tranh cử của mình. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “chúng ta sẽ phải xem điều này sẽ diễn ra như thế nào trong thực tế”.

Washington và các đồng minh đã áp đặt 22.000 lệnh trừng phạt đối với Moscow kể từ năm 2014, khi một chính phủ dân cử ở Ukraine bị phe đối lập lật đổ, kéo theo nhiều biến cố lớn, bao gồm việc Nga sáp nhập Crimea và lực lượng nổi dậy thân Nga ở khu vực Donbass tuyên bố ly khai.

Số lượng lệnh hạn chế tăng đột biến sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt được triển khai vào tháng 2.2022. Chính phủ Nga đã lên án các lệnh trừng phạt là bất hợp pháp, đáp trả bằng lệnh cấm đi lại đối với các quan chức phương Tây và các biện pháp khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.