Tượng Bà Chúa xứ ở núi Sam (TP.Châu Đốc, An Giang) lâu nay được người dân trong và ngoài nước tín ngưỡng đến cúng bái, cầu an lành. Mới đây, một công ty tự ý xây dựng thêm tượng Bà Chúa xứ trên núi Sam gây xôn xao dư luận. UBND tỉnh đã ra quyết định đình chỉ thi công công trình này.
Miếu Bà Chúa xứ nằm dưới thấp triền đông núi Sam, là một di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở miền Nam.
tin liên quan
Lén xây tượng Bà Chúa Xứ thứ hai trên Núi SamCăn cứ vào chất liệu và hình dáng của pho tượng, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là tác phẩm điêu khắc thời Trung cổ (rất có thể thuộc nền văn hóa Óc Eo). Hằng năm, có hàng triệu lượt du khách đến viếng cúng bái hay đi vía lễ hội Bà Chúa xứ trong cao điểm tháng 4 âm lịch.
Đã tạm dừng vẫn lén thi công
Trong tháng 2.2018, UBND TP.Châu Đốc phát hiện Công ty TNHH MGA VN, chủ dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa xứ núi Sam, đang xây dựng trái phép bệ tượng để đặt tượng Bà Chúa xứ trên núi Sam nên yêu cầu dừng thi công do công trình chưa được cấp thẩm quyền cấp giấy phép.
|
Ngày 13.2, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH MGA VN tạm ngừng thi công xây dựng hạng mục công trình tượng bà kể từ ngày 14.2 để hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan theo tinh thần Văn bản số 626/BVHTTDL-DSVH ngày 13.2.2018 của Bộ và chờ sự cho phép của cấp thẩm quyền. Ngày 14.2, Sở Xây dựng tỉnh An Giang đã lập biên bản yêu cầu ngưng thi công, đề nghị doanh nghiệp dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo mỹ quan cho khu vực.
tin liên quan
Chưa cho phép đặt thêm tượng Bà Chúa xứ trên núi SamMột cán bộ ở Ban Quản trị lăng Miếu Bà Chúa xứ cho biết, rất nhiều người dân Châu Đốc bức xúc bởi vì bà trên núi đã xuống miếu an vị rồi, nay không thể nào đưa tượng bà ngược lên núi. Ban quản trị kiến nghị cấp có thẩm quyền không cho xây tượng Bà Chúa xứ thứ hai trên đỉnh núi.
Sẽ đề nghị doanh nghiệp “chuyển hướng” ?
Theo ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh, tượng Bà Chúa xứ không nằm trong hạng mục cấm xây dựng nhưng doanh nghiệp đã không làm đúng thủ tục, đúng quy định. Cho đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện thủ tục xin phép xây dựng tượng bà; chưa kết hợp với chính quyền địa phương tham khảo ý kiến cộng đồng tại địa phương nhằm tạo sự đồng thuận về việc xây dựng tượng. Cũng theo ông Lên, đến nay tỉnh vẫn chưa tổ chức lấy ý kiến của nhân dân và cộng đồng để trình Bộ thẩm định.
Ông Lên giải thích do núi Sam là khu du lịch quốc gia nên theo quy định của Bộ, doanh nghiệp muốn xây dựng tượng thì phải qua nhiều bước như phác thảo mẫu tượng, chiều cao, dự toán thiết kế, giải pháp thi công thế nào, tượng sơn màu gì... Sau đó, tỉnh mới lập hội đồng nghệ thuật xem xét thông qua rồi mới trình lên Bộ VH-TT-DL thẩm định. Theo ông Lên, tỉnh sẽ ngồi lại với doanh nghiệp đề nghị họ chuyển qua hướng khác như xây tượng Phật hay làm phòng trình chiếu phim 3D trên núi tái hiện cảnh xưa như từ lúc bà ngự, 9 cô gái đồng trinh thỉnh tượng bà xuống núi, lễ tắm bà.
Khi được hỏi vì sao tượng đổ cao, chính quyền mới phát hiện, sẽ giải quyết trường hợp doanh nghiệp xây tượng trái phép này thế nào, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết trong tuần này UBND tỉnh sẽ mời doanh nghiệp, người dân địa phương, các sở ngành họp bàn thống nhất cách giải quyết. Sau đó, UBND tỉnh sẽ cung cấp thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí.
Chỉ mới đồng ý chủ trương chứ chưa phê duyệt triển khai !
Theo tìm hiểu, Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa xứ núi Sam được chia làm 2 giai đoạn xây dựng nhưng trong các hạng mục giai đoạn 1 mà doanh nghiệp trình lên UBND tỉnh, Sở KH-ĐT, Sở Xây dựng không có hạng mục tượng Bà Chúa xứ trong dự án.
Theo Sở VH-TT-DL tỉnh An Giang, Bộ VH-TT-DL chỉ mới đồng ý chủ trương cho xây tượng bà theo đề xuất của tỉnh, việc xây dựng dở dang công trình tượng Bà Chúa xứ trên đỉnh núi là do doanh nghiệp tự ý làm. Công văn số 626/BVHTTDL-DSVH ngày 13.2.2018 của Bộ nêu rõ các lưu ý như phân tích, làm rõ hướng và quy mô xây dựng tượng nhằm đảm bảo phù hợp với vị trí, cảnh quan khu vực; làm rõ việc kết nối vị trí xây dựng tượng với tuyến tham quan di tích và các công trình hiện có trong khu vực này; tổ chức thông tin rộng rãi tới nhân dân, chính quyền địa phương và các nhà khoa học để xin ý kiến, tạo sự đồng thuận trước khi phê duyệt triển khai...”.
|
Bình luận (0)