Dịp lễ, tôi thà đi du lịch nước ngoài!

06/05/2015 11:31 GMT+7

Dịp lễ vừa rồi, tôi đi du lịch bụi qua mấy tỉnh miền Trung. Dù lường trước nhưng tôi vẫn gặp không ít điều khó chịu. Lòng tự nhủ, lần sau sẽ du lịch nước ngoài, vừa rẻ lại không phải gặp cảnh chặt chém, phiền phức.

Dịp lễ vừa rồi, tôi đi du lịch bụi qua mấy tỉnh miền Trung. Dù lường trước, nhưng tôi vẫn gặp không ít khó chịu về cách làm dịch vụ của một số nơi. Lòng tự nhủ, lần sau sẽ du lịch nước ngoài, vừa rẻ lại không phải gặp cảnh chặt chém, phiền phức.

Du khách ở Vũng Tàu chiều 1.5Du khách ở Vũng Tàu chiều 1.5 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nửa đêm, tôi và bạn trai phải đi lang thang khắp thành phố Huế để hỏi chỗ trọ qua đêm, vì khách sạn mà tôi đã đặt chỗ từ trang booking.com thông báo họ “quên” khóa đặt chỗ. Vì vậy, mặc dù tôi đã được xác nhận đặt chỗ thành công, nhưng họ đã cho khách khác thuê. Nửa đêm, giữa đợt lễ, khó tìm được khách sạn còn chỗ. Gọi điện cho hơn 10 nhà nghỉ nhưng không nơi nào còn phòng.
Người phụ trách khách sạn báo: “Chị thông cảm. Chị sẽ không bị tính tiền đặt phòng, cứ yên tâm đi tìm khách sạn khác”, còn nhân viên tiếp tân thì: “Đáng lẽ chị phải gọi điện trước chứ, mùa này cao điểm, không phải cứ đặt chỗ là được. Chị có thấy nãy giờ 30 phút mà có 3-4 đoàn khách đi xe hơi hỏi chỗ không?”
Bạn trai tôi, một người nước ngoài, nổi giận và hỏi tôi: “Tại sao khách sạn đó không xin lỗi chúng ta và trả tiền taxi để chúng ta quay trở lại trung tâm? Chúng ta đã tốn 300.000 đồng tiền taxi cả đi lẫn về, bằng tiền một đêm ở khách sạn. Lỗi là ở họ chứ.”
Bao nhiêu vấn đề bức bối của du lịch Việt Nam chưa và không được giải quyết khiến chúng ta ngày càng tụt hậu. Chuyện giá tăng dịp lễ, chuyện cảnh quan bị tàn phá, rác thải… nếu tiếp tục được cho qua thì đến chừng nào du lịch Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh với người láng giềng Thái Lan, thậm chí với cả Campuchia, đất nước mà chúng ta vẫn nghĩ rằng còn kém Việt Nam nhiều mặt.
Năm ngoái, khi đi du lịch ở Chiang Mai, tôi cũng gặp lỗi đặt phòng kiểu này nhưng kết cục lại khác hoàn toàn. Do lỗi hệ thống, một khách sạn nhỏ do hai phụ nữ Thái trung niên điều hành không nhận được email đặt chỗ của tôi. Sau khi biết tôi không thể ở chỗ của họ, một người Thái nhanh chóng gọi điện giúp tôi tìm một khách sạn khác đối diện đó. Buổi tối, họ còn lên tận phòng rủ chúng tôi đi uống rượu cùng nhóm bạn của họ. Sự sửa sai được thực hiện ngay, hóa thành một kỷ niệm đẹp.
Trong kinh doanh, ít có chỗ cho sự thông cảm, nếu bạn không có hành động sửa sai sau lời xin lỗi. Yêu cầu thông cảm dựa trên những tình huống bên ngoài, như khách quá đông, lỗi hệ thống… sẽ trở nên lố bịch và thiếu chuyên nghiệp. Khi tôi trả tiền cho dịch vụ khách sạn, tôi yêu cầu bạn chịu trách nhiệm và xử lý cả những tình huống như vậy.
Bao nhiêu vấn đề bức bối của du lịch Việt Nam chưa và không được giải quyết khiến chúng ta ngày càng tụt hậu. Chuyện giá tăng dịp lễ, chuyện cảnh quan bị tàn phá, rác thải… nếu tiếp tục được cho qua thì đến chừng nào du lịch Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh với người láng giềng Thái Lan, thậm chí với cả Campuchia, đất nước mà chúng ta vẫn nghĩ rằng còn kém Việt Nam nhiều mặt. Khi Thái Lan có bạo động chính trị, du khách vẫn đến Thái, thậm chí vẫn thăm Bangkok, chỉ tránh khu trung tâm là nơi xảy ra biểu tình. Đó là điều buộc chúng ta phải suy nghĩ.
Thay đổi đâu đến nỗi quá khó. Đường sắt Việt Nam bao nhiêu năm chịu cảnh quá tải, vé chợ đen nhiều. Năm nay, nhờ website đặt vé trực tuyến, cho phép thanh toán ngay trên website bằng thẻ ngân hàng. Vậy là một cú click, xem được hết tình trạng vé tàu, mua ngay được vé mà không cần xếp hàng. Cô nhân viên tổng đài đường sắt lịch sự, đề nghị giúp đỡ tôi hết lòng khi tôi gọi điện. Thái độ khác hẳn sự cáu bẳn thường trực vì làm việc quá mức như nhân viên bán vé ở ga.
Tôi tin, nghĩ khác một chút, quyết tâm làm là hóa giải được ngay mọi bức xúc. Tiềm năng của chúng ta lớn, không lẽ chỉ vì thiếu quyết tâm làm chỉn chu, chuyên nghiệp mà cứ theo sau nước bạn hoài?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.