• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Video

Đồ si nâng tầm với giá "khủng" nhưng người trẻ vẫn tìm mua ào ào

Trần Hồng Thắm
hongthambctt@gmail.com
13/05/2022 19:00 GMT+7

Ngoài việc tiết kiệm chi phí, người trẻ hiện nay tìm đến đồ secondhand còn vì nhiều tiêu chí khác như độ độc lạ, chất lượng tốt hoặc thậm chí là bảo vệ môi trường .

Đồ secondhand hay được người ta biết đến bởi giá thành rẻ và còn được gọi gần gũi là đồ si, đồ thùng. Nếu ngày xưa những người thường xuyên mua đồ secondhand thường là các bà, các mẹ với tiêu chí tiết kiệm thì ngày nay, secondhand đã dần được mở rộng đến nhiều đối tượng khác, trong đó có cả những bạn trẻ. Không còn đặt chi phí lên tiêu chí hàng đầu, ngày nay nhiều gen Z vẫn tìm đến hàng secondhand với nhiều lý do, mục đích khác nhau.

Người trẻ với thời trang secondhand: Khi chi phí không còn là tiêu chí hàng đầu

Bạn Trần Tiến Thành (19 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Mình hay mua đồ secondhand, đặc biệt là những shop được review trước. Lý do mà mình chọn đồ secondhand là do lúc trước mình hay mặc những đồ khá là bình thường và mình cảm thấy chán những outfits mà mình mặc mỗi ngày nên từ đó mình tìm đến 2hand. Ở đây khá là nhiều chất liệu, mẫu mã, tới những brand không có ở Việt Nam mình như Mỹ, châu Âu,... những nơi có chất liệu vải cũng khác Việt Nam mình rất nhiều. Và mình thích độ đa dạng của đồ secondhand nên mình mới tìm đến đồ secondhand để đa dạng hơn cho mình phối đồ mỗi ngày.”

Trên thực tế, nhiều shop đồ secondhand hiện nay trưng bán những mặt hàng cũng không hẳn là quá “hạt dẻ” so với giá thành chung do được tuyển chọn kỹ lưỡng về xuất xứ, chất liệu, nhãn hiệu. Thậm chí có nhiều cửa hàng kinh doanh, thanh lý đồ hiệu cũng được gắn nhãn secondhand premium và có giá nhỉnh hơn cả đồ mới nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.

Nhiều món đồ secondhand có giá còn cao hơn cả đồ mới do tính chất "độc, lạ" của từng sản phẩm.

Bên cạnh yếu tố thời trang, nhiều người trẻ hiện nay cũng quan tâm thêm về vấn đề môi trường khi mua sắm quần áo. Sử dụng hàng secondhand cũng là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả. Để sản xuất ra một sản phẩm mới cần một lượng tài nguyên nhất định. Hơn nữa, sản phẩm secondhand thường không phải đóng bao bì, giúp tiết kiệm nguyên liệu hiệu quả.

(Nguồn ảnh: Recall Saigon)

Recall Saigon - một shop secondhand có tiếng tại TP.HCM gói hàng trong những túi giấy, giảm thải lượng rác thải nhựa thải ra ngoài môi trường. (Nguồn ảnh: Recall Saigon)

Bạn Hải Đăng (22 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Mình cũng có thói quen mua đồ secondhand khá thường xuyên. Lý do mình chọn mua đồ secondhand là bởi vì mình thấy so với giá tiền khi mua đồ mới thì mình có thể có được 1 món hàng tương đương tuy là condition (tình trạng) không tốt lắm nhưng vẫn tiện nghi và đủ để sử dụng trong cuộc sống, Với lại mình nghĩ về thực trạng của các công ty sản xuất ra các món đồ thì có những món đôi khi không đạt tiêu chuẩn và không được xuất khẩu thì mình thấy nó bị tồn kho. Mình sẵn sàng là một trong những người tiêu thụ, mua lại sản phẩm này để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày”.

Những sản phẩm secondhand không mới 100% về hình thức nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt, đủ để sử dụng hàng ngày.

Không những thế, secondhand còn là cơ hội làm giàu cho nhiều người có “máu kinh doanh” nhưng lại không có nhiều vốn đầu tư. Để phù hợp với nhu cầu mua hàng của người trẻ, một số shop secondhand đã sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ chia cửa hàng thành từng khu, hay thay vì chỉ bán quần áo thông thường thì sẽ bán đồ được phối sẵn theo từng phong cách,...

(Nguồn ảnh: Recall Saigon)

Không chỉ bán quần áo đơn thuần, nhiều shop còn phối sẵn đồ theo các phong cách khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn. (Nguồn ảnh: Recall Saigon)

Bạn Trần Tấn Đạt - chủ shop 81 Sneaker, shop đồ secondhand chuyên về giày tại TP.HCM chia sẻ lúc trước bản thân cũng là một người mua đồ mới, thường xuyên chạy theo các mốt thời trang với fast fashion. Sau đó bạn nhận thấy rằng đồ mới khi bán đi thì độ hao mòn của nó nhiều nên mới bắt đầu nghĩ tới việc mua và sử dụng đồ cũ. Bên cạnh đó, với Đạt thì mỗi món đồ secondhand đều mang một câu chuyện khác nhau, mỗi lần qua tay một người chủ thì lại như được “tái sinh” thêm một lần. Vậy nên không chỉ đơn thuần là bán giày dép hay quần áo, người kinh doanh đồ 2hand họ còn bán câu chuyện đi kèm với từng món đồ. Với gần 10 năm trong nghề, Đạt nhận định: “Mình nghĩ 2 năm nữa sẽ là thời kì bùng nổ của secondhand. Đại khái nó là giá trị nhiều hơn. Khi mua 1 món đồ secondhand, bạn sẽ nhận được giá trị nhiều hơn so với số tiền bạn bỏ ra. Nó là nhiều thứ mà fast fashion không thể sánh bì được.”

Top
Top