Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không còn gặp khó về vốn

27/12/2017 16:59 GMT+7

Thiếu vốn - điệp khúc được 'hát' quanh năm của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là dịp cuối năm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu về mua tích trữ hàng hóa của doanh nghiệp tăng đột biến thì nhu cầu vốn lại càng trở nên cấp thiết.

Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với kinh nghiệm, tiềm lực và uy tín của mình có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp siêu nhỏ (SSE) với số năm thành lập ít ỏi, doanh thu chưa đủ lớn… sẽ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng ra sao?
“Vòng luẩn quẩn” của doanh nghiệp siêu nhỏ
Tài chính bao trùm cũng hàm nghĩa các thành phần trong nền kinh tế đều có cơ hội tài chính, cơ hội phát triển. Tuy nhiên, so với mục tiêu này, thực tế của các doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam là họ vẫn đang phải loay hoay, trong cái vòng của mình chưa thoát ra được để thực sự có cơ hội thụ hưởng tài chính bao trùm. Cụ thể, vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp SSE là vốn mỏng, quy mô nhỏ, kinh nghiệm ít, nhiều doanh nghiệp khiến họ khó đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng của các ngân hàng.
Nhìn lại 5 năm thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM (2012-2017), đại diện Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh TP.HCM từng cho biết: “Các trường hợp doanh nghiệp phản ánh khó tiếp cận ngân hàng mà không được duyệt vay trong chương trình kết nối, đa phần là do khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định: Tình hình tài chính không minh bạch, dự án vay vốn không khả thi, không có tài sản đảm bảo, có nợ xấu… Nhiều doanh nghiệp vi mô vướng ở tình huống này”.
Đây là vòng luẩn quẩn đã tồn tại nhiều năm. Doanh nghiệp muốn vay, ngân hàng muốn cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn của đồng vốn. Để tháo gỡ, nhất định cần sự thấu hiểu hơn nữa về đối phương của cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Khi ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng lòng “gỡ khó”
Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp là một trong những giải pháp chính sách và có tính định hướng, hiệu quả thực tế đã góp phần gỡ vướng vòng luẩn quẩn cho các doanh nghiệp nói chung, SSE nói riêng trong quá trình tiếp cận tín dụng nhà băng.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng nỗ lực tìm khách hàng tốt, xây dựng khách hàng tiềm năng trở nên tốt, bằng cách đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế doanh nghiệp.
Đánh giá của đại diện Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM, một số ngân hàng là những tổ chức tín dụng đã tham gia kết nối ngân hàng - doanh nghiệp hiệu quả trên địa bàn suốt 5 năm qua. Tính từ tháng 7.2012 đến tháng 11.2017, đã có 44.183 khách hàng là doanh nghiệp được vay với tổng dư nợ 761.805 tỉ đồng, bình quân mỗi năm các ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp trên địa bàn 126.000 tỉ đồng.
Song song với đó, một số tổ chức tín dụng cũng chủ động tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bằng những giải pháp thông minh như xây dựng chương trình cho vay thế chấp dành riêng cho SSE, “đo ni đóng giày” theo yêu cầu và đa dạng mục đích sử dụng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hạn mức tín dụng riêng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nhằm phục vụ cho mùa kinh doanh tết, Ngân hàng Maritime Bank còn đang triển khai chương trình Ưu đãi cho vay kinh doanh tết với lãi suất chỉ từ 8%, hạn mức tín dụng lên đến 96% giá trị tài sản đảm bảo (và không vượt quá 70% doanh thu của năm liền trước), duyệt nhanh chỉ trong 3 ngày làm việc, thời gian vay tối đa 6 tháng, lãi suất cạnh tranh được “thiết kế” riêng cho từng doanh nghiệp là một ví dụ.
Một doanh nghiệp SSE cho biết họ khá bất ngờ khi Maritime Bank chấp nhận cho họ thế chấp tài sản ô tô, bất động sản với định giá cao. Nhờ đó, họ được giải ngân rất nhanh so với thông thường, đảm bảo được dòng vốn lưu động ngay thời điểm cần. “Maritime Bank đã rút ngắn các quy trình thẩm định hồ sơ thủ tục, theo tiêu chí nhanh gọn, đơn giản đa dạng, linh hoạt mục đích sử dụng vốn. Ngân hàng chuyên nghiệp, dĩ nhiên doanh nghiệp cũng sẽ phải uy tín, không thể… lơ là”, vị CEO cho biết.
Đáng lưu ý, Maritime Bank cũng nâng “chất” và trình độ chuyên nghiệp của nhân viên để hướng tới mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng là một nhà tư vấn, sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ sao cho các khối doanh nghiệp vốn còn mỏng, nhu cầu sử dụng vốn lại cao, hoàn toàn có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua sự chuẩn bị về hồ sơ, mục đích vay, tài sản thế chấp, cân nhắc thời gian cần vay vốn lưu động… Theo đó, giải pháp cấp hạn mức tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ mà Maritime Bank triển khai có thể xem là một trong những “gói” giải pháp đầy nỗ lực hướng đến “tài chính bao trùm” - mang đến cơ hội tài chính, cơ hội phát triển cho những nhà kinh doanh siêu nhỏ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.