Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’

19/07/2024 10:28 GMT+7

Kết hợp giữa chất liệu truyền thống trong nét vẽ cùng công nghệ scanAR trên điện thoại thông minh, Nguyễn Đăng Long (24 tuổi), cử nhân ngành thiết kế đồ họa, Khoa Mỹ thuật của Trường ĐH Văn Lang ngày càng hiện thực ước mơ giúp nhân vật lịch sử "bước ra" trang giấy.

Cầm trên tay bộ thẻ sinh động, bắt mắt, khắc họa hình tượng nhiều nhân vật lịch sử, huyền sử có thể chuyển động, tương tác mượt mà khi scanAR (quét ảnh) qua phần mềm công nghệ thực tế ảo "artivive", ít ai dám tin chúng được hoàn thiện từ một thanh niên vừa tốt nghiệp cử nhân.

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 1.

Nguyễn Đăng Long, cử nhân ngành thiết kế đồ họa, Khoa Mỹ thuật của Trường ĐH Văn Lang

NVCC

"Khi còn nhỏ, lần đầu đọc Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo… mình luôn tò mò, tự tưởng tượng dáng vẻ các bậc anh hào Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi trông như thế nào. Niềm say mê thôi thúc bản thân muốn đọc sách, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Lớn hơn một chút, những trăn trở ấy biến thành hành động khi bản thân bộc lộ năng khiếu về mỹ thuật", Nguyễn Đăng Long nhớ lại.

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 2.

NVCC

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 3.

NVCC

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 4.

Những tác phẩm của chàng trai giàu đam mê với lịch sử

NVCC

Nhập học ngành thiết kế đồ họa từ năm 2018, mặc dù bận rộn lịch trình đào tạo dày đặc, Long vẫn miệt mài thỏa mãn đam mê phác họa.

Đến nay, chàng trai sinh năm 2000 đã có hơn 50 nhân vật cùng nhiều bức tranh miêu tả vật dụng, linh thú, thần thú mang tính biểu tượng của văn hóa nước nhà như: Trống đồng, Vạc Phổ Minh, Tứ Linh… Bắt kịp sự phát triển của xu hướng hiện đại, từ những nét phác thảo phổ thông trên giấy, Long cũng ứng dụng công cụ thiết kế vào tạo hình nhằm tăng tính lan tỏa cho "đứa con" tinh thần của mình.

Năm 2023, Long quyết định đưa nhân vật lịch sử vào đồ án tốt nghiệp. Mặc dù có sẵn "lửa", song việc đưa những chất liệu liên quan đến con người, sự kiện trong quá khứ vào một công trình nghiên cứu đòi hỏi có tính chính xác, khoa học không bao giờ là dễ dàng, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 5.

NVCC

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 6.

Những tác phẩm của chàng trai giàu đam mê với lịch sử

NVCC

Long nhớ lại: "Vào thời điểm đó (2023), truyền thông và mạng xã hội trong nước rầm rộ thông tin liệu có nên đưa lịch sử vào môn tốt nghiệp bắt buộc tại kỳ thi THPT? Mặc dù phần lớn ý kiến đều giữ nguyên quan điểm "dân ta phải biết sử ta" nhưng vẫn có những ý kiến trái chiều, băn khoăn về những bất cập trong việc dạy và học khiến giới trẻ gặp khó khi tiếp cận kiến thức.

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 7.

NVCC

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 8.

Những tác phẩm của chàng trai giàu đam mê với lịch sử

NVCC

Với cương vị là người trẻ giàu tình yêu và muốn lan tỏa rộng rãi lịch sử, Long trăn trở rằng bản thân phải làm điều gì đó. Thế rồi, ý tưởng đưa nhân vật vào đồ án tốt nghiệp mang tên "Huyền Tích" ra đời. Mục đích đồ án nhằm tăng tính nhận diện, giúp mọi người "lưu trữ" kiến thức vào trong trí nhớ, kích thích tính tò mò và gợi ý tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật, sự kiện xoay quanh.

Tuy nhiên, thay vì truyền tải đam mê một cách truyền thống (chỉ hình ảnh và thông tin), đồ án mang tên "Huyền Tích" là sự kết hợp giữa trò chơi, cùng việc có thể tương tác với công nghệ thực tế ảo giúp nhân vật chuyển động mượt mà khi scan trên phần mềm điện thoại, tăng độ hứng thú.

Độc lạ khi chàng trai giúp nhân vật lịch sử ‘chuyển động’- Ảnh 9.

Bộ thẻ minh họa về nhân vật lịch sử của Long

NVCC

Đồ án nhận được nhiều đánh giá tích cực từ hội đồng giám khảo và sự yêu thích từ những bạn trẻ từng trải nghiệm. Thông qua trò chơi của Long, nhiều người cũng đã liên hệ, xin ảnh làm tư liệu trình chiếu, thuyết trình, hoạt hình, minh họa cho bài viết, nội dung liên quan. Qua đó, giúp chàng trai thêm phần tự hào và thỏa mãn ước mơ giúp nhân vật "bước ra" trang giấy.

Sở hữu nét vẽ giản dị nhưng đầy tính biểu tượng lấy cảm hứng từ các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ châu Á, các thẻ "Huyền tích" vẫn bắt mắt ngay cả khi không scan trên thiết bị thông minh nhờ được in ép kim lấp lánh. Để đảm bảo tính chính xác cao về trang phục, diện mạo, sự tích đi kèm… Long không chỉ đọc tham khảo nhiều tư liệu trong nước mà còn học hỏi từ các dự án, nghiên cứu từ chuyên gia, nghệ sĩ nước ngoài.

Hiện nay, mặc dù đã tạm ổn định với công việc thiết kế cho một công ty ở Q.1, TP.HCM, chàng trai sinh năm 2000 vẫn luôn ấp ủ mục tiêu quảng bá sản phẩm đến gần hơn với giới trẻ. Chia sẻ về dự định sắp tới, Long cho biết đang liên hệ hợp tác cùng một số đơn vị sản xuất trò chơi nhằm sớm đưa sản phẩm "lên kệ" trong thời gian tới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.