‘Đọc vị’ bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ

Trinh Nguyễn
Trinh Nguyễn
12/09/2021 07:15 GMT+7

Bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ gồm 3 chương, 11 điều, được xây dựng để ban hành với kỳ vọng tạo chuẩn mực đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật .

“Còi báo động” hướng dẫn hành vi sớm

Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vừa kết thúc giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến các hội nghệ sĩ, các sở quản lý văn hóa rồi chỉnh sửa lại và đang chờ ý kiến cuối cùng của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL trước khi ban hành.

Thanh tra Bộ VH-TT-DL có quyền yêu cầu sao kê tài khoản nghệ sĩ

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho biết điều 10 Nghị định 117 của Chính phủ về việc Giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định 10 nhóm cá nhân thuộc 10 nhóm cơ quan có thể ký văn bản yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng. Trong số này, nhóm đầu tiên là cơ quan thanh tra, trong đó gồm tổng và phó tổng thanh tra Chính phủ; chánh và phó chánh thanh tra các bộ, tỉnh, sở, huyện,…
Điều 9 về “Hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng” của Nghị định 117 cũng quy định mục đích yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể là để phục vụ mục đích thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố…
Như vậy, theo các quy định trên thì Thanh tra Bộ VH-TT-DL hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản nói chung, tài liệu sao kê nói riêng của các nghệ sĩ để thực hiện chức nâng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Bộ Quy tắc ứng xử này gồm 3 chương, 11 điều. Theo đó, chương 1 (3 điều) quy định mục đích, phạm vi, đối tượng. Chương 2 (5 điều) quy định quy tắc ứng xử. Các quy tắc này được chia thành nhóm như: quy tắc ứng xử chung, quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp; quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp; quy tắc ứng xử đối với công chúng khán giả; quy tắc ứng xử trong công tác xã hội; quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội.
Nguồn tin từ Bộ VH-TT-DL cho biết, cho tới bản dự thảo cuối bộ quy tắc này, cũng là bản trình Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, bộ quy tắc không được thêm bớt thay đổi gì so với bản lấy ý kiến các đơn vị liên quan.

Trấn Thành tung clip giải đáp về bảng sao kê, tiền mua nước hoa, vé máy bay

Mặc dù vậy, câu hỏi đặt ra là khi đã có các quy định pháp luật về biểu diễn cho nghệ sĩ, vì sao Bộ VH-TT-DL vẫn soạn thảo bộ quy tắc này? Về điều này, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng: “Để hình thành ứng xử nghệ sĩ cần cái tương tự như hệ sinh thái. Có nhiều hình thức để định hướng và xử lý hành vi nghệ sĩ. Ví dụ, cần phải có luật pháp để xử lý hành vi nghệ sĩ nếu có sai. Cũng cần dư luận xã hội để lên án cái xấu. Còn bộ quy tắc ứng xử của các nghệ sĩ vạch ra cái gì nên làm, cái gì không nên làm nhưng lại không có chế tài. Tức là nó tác động nhận thức nghệ sĩ”.
Cũng theo ông Sơn, thời gian vừa qua, đa phần ứng xử nghệ sĩ gây ầm ĩ vì nhận thức không đầy đủ về cái gì nên làm và không nên làm. “Việc xử lý hành vi của nghệ sĩ bằng pháp luật là biện pháp cuối cùng, quan trọng là không để những hành vi sai lệch của nghệ sĩ xảy ra”, ông nói.

Rào cuối vẫn là thực thi luật

Mặc dù vậy, theo quan điểm của những người soạn thảo bộ quy tắc, nó sẽ được sử dụng như “gốc” để từ đó các hội nghệ sĩ soạn thảo quy tắc riêng cho mình. Nghệ sĩ trong hội sẽ theo quy tắc đó. Điều này cũng đặt ra câu hỏi Bộ có đang “lấn sân” các hội không. Về điều này, ông Bùi Hoài Sơn cho rằng: “Các hội Việt Nam không giống các hội nước ngoài. Hội của chúng ta không quy tụ được nghệ sĩ mạnh như họ. Nên mới đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý”.
Cũng chính vì “sức mạnh” của hội nghệ sĩ như vậy, việc có những quy định hay “rào” cản mạnh với nghệ sĩ từ hội sẽ không có nhiều. Chẳng hạn, theo NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, NSƯT Hoài Linh là hội viên của hội. Song về việc hội có yêu cầu nghệ sĩ công khai từ thiện (một quy định trong bộ quy tắc) nếu phát sinh lùm xùm hay không, bà Thúy Mùi cho rằng: “Nghệ sĩ do địa phương quản lý chứ không phải hội. Nếu có văn bản nào gửi đến về việc đó thì mình sẽ trả lại cho địa phương xử lý. Hội chỉ quản lý, động viên nghệ sĩ thúc đẩy hoạt động nghệ thuật”.
 

Công Vinh lên tiếng về số tiền 42 tỉ đồng, hẹn ngày livestream sao kê

Theo ông Bùi Hoài Sơn, hiện tại có nhiều khoảng trống trong quy định quản lý nghệ sĩ. Vì thế, nếu có thể thì cần bổ sung quy định để hỗ trợ thực hiện bộ quy tắc ứng xử này tốt hơn. Ví dụ, bộ quy tắc có nói đến việc “không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc”. Điều này phần nào một số nhóm người hâm mộ nghệ sĩ từng vi phạm. Chẳng hạn, họ có thể chửi bới thóa mạ người có lời chê thần tượng. Có thể nghiên cứu để thêm vào các quy định pháp luật hợp lý theo hướng phạt nghệ sĩ nếu người hâm mộ gây rối.
Ông Sơn cũng lưu ý việc cần kết hợp chặt hơn giữa thanh tra Bộ VH-TT-DL và Bộ TT-TT. “Trong các quy định về thanh tra Bộ VH-TT-DL không có cái gọi là xử phạt vi phạm trên các phương tiện truyền thông. Nên nhiều trường hợp, chẳng hạn nghệ sĩ quảng cáo sai, biết sai mà không xử được. Có thể phối hợp bằng cách chuyển thông tin đấy sang Bộ TT-TT để bộ này xử lý”, ông Sơn nói. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.