Theo thông tin ban đầu, chị M.C (ngụ Q.8, TP.HCM) nhờ Bảo đổi giúp hàng chục tỉ đồng sang USD để kiếm lời, nhưng bị Bảo chiếm đoạt. Tương tự, anh N.T.N.P (ngụ TP.HCM) đưa cả tỉ đồng cho Bảo để đổi sang USD nhằm kiếm lời nhưng cũng bị Bảo chiếm đoạt...
tin liên quan
Pháp luật thường thức: Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổiTheo Nghị định (NĐ) 105/2017 về kinh doanh rượu (thay thế NĐ 94/2012), có hiệu lực từ ngày 1.11, việc bán rượu cho người dưới 18 tuổi là một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu.
Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, thực tế hiện nay nhiều người dân có nhu cầu đổi ngoại tệ (ngoại tệ sang tiền đồng hoặc ngược lại) và thường mang đến các tiệm vàng để đổi thì có vi phạm? Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Theo luật sư (LS) Nguyễn Trình, Đoàn LS TP.HCM, các tổ chức kinh tế (tiệm vàng, khách sạn...) muốn hoạt động đổi ngoại tệ phải đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Trường hợp tổ chức kinh tế không có giấy phép vẫn thu đổi ngoại tệ, thì không chỉ tổ chức này bị xử lý hành chính mà người có nhu cầu đổi ngoại tệ cũng bị xử lý, theo Nghị định (NĐ) 96/2014/NĐ-CP.
Cụ thể, đối với tổ chức không có giấy phép đổi ngoại tệ mà thực hiện hành vi đổi ngoại tệ thì bị xử phạt hành chính từ 500 - 600 triệu đồng (theo khoản 7 điều 24 NĐ96). Đối với cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có giấy phép có thể bị xử phạt từ 80 - 100 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3 điều 24 NĐ96). Các cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có phép còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ hoặc đồng VN quy đổi (điểm a, khoản 8, điều 24 NĐ96). Vì vậy, người có nhu cầu đổi ngoại tệ tốt nhất nên đến những ngân hàng thương mại, còn khi đến các tổ chức kinh tế khác (tiệm vàng, khách sạn...) thì cần biết họ có giấy phép hay không.
tin liên quan
Người mua nhà chung sổ hồng, có thiệt thòi trong các giao dịch về sau?Những căn nhà nhỏ có giá khoảng 600 - 800 triệu đang được nhiều người tìm mua vì phù hợp khả năng chi trả nhưng lại dùng chung sổ hồng. Điều này có khiến người mua nhà thiệt thòi về sau trong các giao dịch liên quan?
Theo đại tá Vũ Hoàng Kiên, Cục phó Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trường hợp cá nhân, tổ chức không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, hoặc đang xin mà chưa được cấp nhưng vẫn thực hiện hoạt động đổi ngoại tệ thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “kinh doanh trái phép”. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép sẽ phải chịu hình phạt khác nhau, phạt tù cao nhất đến 2 năm.
Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế thiệt hại xảy ra, mức độ nghiêm trọng của hành vi đối với trật tự quản lý kinh tế, người phạm tội có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 3 - 30 triệu đồng.
Bình luận (0)