Khi mới chào đời, một đứa trẻ đã có đủ giác quan để nhận biết được những thay đổi xung quanh. Chính vì vậy, đó là lúc đứa trẻ thấy mình bị “tấn công” nhiều nhất: bỗng dưng bị đẩy ra khỏi lòng mẹ an toàn và quen thuộc mà bị “tấn công” bởi rất nhiều ánh sáng, tiếng ồn, tác động trong khi yếu tố trấn an đứa trẻ: giọng nói thân quen của mẹ thì không còn luôn luôn vang lên bên cạnh nữa. Trong hoàn cảnh như vậy mà lại không đủ năng lực trí tuệ để hiểu được nguyên nhân, sự lo hãi gia tăng cao độ là dễ hiểu.
tin liên quan
Người đàn ông lớp 5 vĩ đạiTuy nhiên, bác sĩ Lệ Bình - giảng viên phân môn Tâm thần nhi chu sinh của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết các vấn đề tâm lý, tâm thần ở trẻ sơ sinh chưa được quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu đã chứng mình tâm lý sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách, khả năng học tập và các mối quan hệ sau này của một con người.
Mẹ lo, con hãi!
Tình trạng lo hãi càng có khuynh hướng gia tăng và có thể để lại những hệ lụy lâu dài, phức tạp nếu người mẹ bị rối loạn lo lắng, trầm cảm trong lúc mang thai hoặc sau sinh, bởi hành vi của người mẹ tác động trực tiếp lên đứa trẻ.
Chẳng hạn có người mẹ quá lo lắng, ám ảnh về chuyện cho con bú nên cứ canh đúng 2 giờ là cho con bú, không quan trọng đứa trẻ có đang ngủ hay không, có nhu cầu bú hay không. Sự lo lắng của người mẹ gây hoang mang, lo lắng cho đứa trẻ mà nó không có năng lực tìm hiểu nguyên nhân.
Hay có bà mẹ vì trầm cảm mà quên cả chăm sóc con, thậm chí xa lánh, thù ghét đứa con và đứa trẻ lãnh đủ hậu quả mà không thể hiểu được nguyên nhân hành vi bà mẹ. Sự lo lắng, trầm cảm “lây” sang đứa trẻ rất dễ dàng.
Mới sinh ra đã muốn tìm mẹ
Bác sĩ Bình cho biết đứa trẻ giai đoạn 3 tháng cuối trong bào thai đã nghe được tiếng nói của mẹ và từ khi mới sinh ra có nhu cầu rất cao được tương tác với người đã phát ra giọng nói thân quen đó. Chính vì vậy, những đứa trẻ phải nằm lồng kính, trẻ phải xa mẹ, không được mẹ chăm sóc… có nguy cơ rối loạn lo lắng, trầm cảm cao.
|
Mà những trải nghiệm đầu đời ghi hết vào não trẻ, hình thành rất sớm nỗi lo hãi sơ khai không giải thích được.
Những đứa trẻ có trải nghiệm với bà mẹ lo âu, sau này cũng lo âu nhiều hơn. Theo bác sĩ Bình, trẻ lo âu thường hay nghi ngờ người khác nhiều hơn là tin tưởng, bản thân cũng không tự tin, vì vậy gặp khó khăn khi thiết lập các mối quan hệ với người xung quanh.
Sự ổn định tâm lý ngay từ lúc sơ sinh là rất quan trọng bởi quá trình phát triển tâm lý là quá trình liên tục, không mất đi. Con người có thể quên với những trải nghiệm mới đè lên trải nghiệm cũ, tầng tầng lớp lớp. Tuy nhiên, khi chúng ta ở những giai đoạn tâm lý khó khăn, gặp những cú sốc trong đời, những “lớp” cũ không thuận lợi có thể bùng lên và “gây rối”.
Bà mẹ cần cố gắng dành nhiều thời gian bên con, chăm sóc con, bế bồng, nói chuyện với con nhiều ngay từ lúc mới sinh; bà mẹ cần quan tâm và điều trị các vấn đề tâm lý, tâm thần từ trước và trong khi mang thai cũng như sau khi sinh con; bà mẹ cần được gia đình quan tâm, chăm sóc tinh thần tốt… là một số cách cần thiết để giúp ổn định tâm lý trẻ sơ sinh, bác sĩ Bình cho biết.
Sau khi đã được bác sĩ nhi khoa khám và xác định không có bệnh thực thể, nếu trẻ vẫn còn một hay vài dấu hiệu sau đây thì cần được khám tâm lý:
Khóc đêm kéo dài.
Khó dỗ giấc ngủ kéo dài
Từ chối bú mẹ hay biếng bú kéo dài
Ọc ói kéo dài
Chậm phát triển tâm vận động: chậm lật, chậm bò, chậm đi, chậm nói, …
Vẻ mặt buồn buồn, ít cười
Thờ ơ, khó tiếp xúc hay không quan tâm đến người hay vật chung quanh
Hơn 6 tháng tuổi vẫn không giao tiếp, đặc biệt không giao tiếp mắt
Rối loạn hành vi : tăng động hoặc hung hăng…
|
Bình luận (0)