Đời sống tầng lớp trung lưu Việt Nam cải thiện nhanh hơn Mỹ

25/04/2016 08:50 GMT+7

Hưởng mức lương trung bình tăng mạnh trong 20 năm qua, tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan được cho rằng đang có mức sống được cải thiện nhanh hơn người Mỹ.

Châu Á đang đi lên

Tầng lớp trung lưu Mỹ đang lo ngại sâu sắc về việc làm, tiền lương và tương lai của họ. Nhiều người Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc. Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW cho hay có 43% cử tri Mỹ cho rằng thương mại với các nước khác là một điều xấu và lý do cho việc này hoàn toàn không khó hiểu.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang bùng nổ trong khi tầng lớp trung lưu Mỹ hiện trì trệ. Một gia đình người Hoa điển hình đang hưởng “phép lạ châu Á” hay mức tăng đáng kinh ngạc 70% trong thu nhập của họ từ năm 1998 đến 2008. Tầng lớp trung lưu ở Mỹ và nhiều nước phát triển khác thì ngược lại. Thu nhập người Mỹ chỉ tăng 4% trong cùng thời gian trên, theo chuyên gia Branko Milanovic, tác giả quyển Bất bình đẳng toàn cầu.

Cụ thể, một gia đình trung lưu Đại lục vẫn kiếm được khoảng 8.000 USD/năm, ít hơn nhiều so với thu nhập trung bình hộ gia đình Mỹ là 54.000 USD/năm, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB). Song người Hoa đang giàu lên với tốc độ nhanh hơn.

Hãng tư vấn McKinsey dự báo đến năm 2022, phần đông tầng lớp trung lưu thành thị Trung Quốc sẽ kiếm được từ 9.000 USD đến 34.000 USD mỗi năm. Họ đang có cuộc sống tốt dần lên: dùng bữa ở ngoài nhiều hơn, đi du lịch nước ngoài nhiều hơn và tăng mua xe mới.

Tại Mỹ, ngay cả những người có công ăn việc làm ổn định cũng lo lắng rằng họ chỉ cách tình trạng thảm hại về tài chính không xa. Chi phí đi lên nhưng các gia đình chỉ kiếm được khoản tiền gần như tương tự như cách đây 20 năm.

Ông Milanovic cho hay ngoài Đại lục, tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và các khu vực khác của châu Á cũng nhìn thấy tài khoản và cuộc sống của họ tăng lên đáng kể trong ba thập niên qua. Chuyên gia này cũng chưa thể chứng minh rằng toàn cầu hóa và thương mại chính là nguyên do khiến tầng lớp trung lưu ở châu Á tăng trong khi ở Mỹ giảm, nhưng ông cho hay đây là “một lý do rất chính đáng”.

Sự hấp dẫn của ông Donald Trump

Tầng lớp trung lưu Mỹ hiện thất vọng và nhiều người bị cuốn hút bởi ý ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Tỉ phú này cam kết sẽ sửa chữa “các chính sách thương mại thảm họa của Mỹ” và đem việc làm từ Trung Quốc và Mexico về cho người dân. Hơn 65% số người ủng hộ ông Trump nghĩ rằng tự do thương mại là vấn đề thực sự, theo nghiên cứu của PEW.

“Vấn đề của thương mại chính là việc người thua cuộc không biết họ thua, còn người thắng chẳng biết mình đang thắng”, nhà kinh tế Veronique de Rugy thuộc Trung tâm Mercatu của Đại học George Mason nói.

5 cách tỉ phú Donald Trump có thể làm suy thoái kinh tế Mỹ

Phố Wall đang lo ngại về một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, tỉ phú thoạt nhìn là người mà giới tài chính rất thích vì giàu, nổi tiếng và sở hữu đế chế bất động sản tạo nơi kinh doanh cho nhiều ngân hàng.

Đói nghèo trên thế giới giảm đi

Tỷ lệ đói nghèo toàn cầu đang ở mức thấp kỷ lục. Lần đầu tiên, ít hơn 10% dân số thế giới đang sống dưới mức rất nghèo, mức hiện được xác định bằng việc sống với ít hơn 1,9 USD/ngày, theo WB. Đây là một thành tích lớn và được ca ngợi nhiều trong giới chính trị.

Vì thế, trong khi phần đông người dân ở các nước đang phát triển được xem như đang hưởng lợi từ toàn cầu hóa (những người cực kỳ nghèo, đặc biệt là ở châu Phi, thì ngoại lệ), kết quả khảo sát ở Mỹ có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ giàu - nghèo của họ.

Những người Mỹ giàu có hơn, hưởng thu nhập từ 80.000 USD/năm trở lên, chứng kiến số tiền họ kiếm được tăng từ 30% đến 60%, theo nghiên cứu của ông Milanovic. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu và người nghèo ở Mỹ hầu như không nhận được bất cứ lợi ích nào. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.