Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương ở Sài Gòn

19/05/2014 02:09 GMT+7

Nằm trên con đường sầm uất Lê Văn Sỹ ở quận Tân Bình, danh phở Phú Vương đã tồn tại gần 20 năm qua thu hút một lượng lớn thực khách từ tinh mơ sáng cho đến tận giữa đêm. Chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu hoành tráng, mặt tiền rộng rãi gồm hai căn nhà liên tiếp cũng đủ thấy quán ăn nên làm ra với món phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn". Chủ quán là ông Cử, sinh ra tại Sài Gòn nhưng quê gốc ở Nam Định. Cha mẹ ông vào Sài Gòn năm 1954, phải chăng do vậy mà vị phở Phú Vương rất hợp với người Nam, giống như câu chuyện của phở Thái Sơn ở khu trung tâm Sài Gòn?

 Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 1
Tô phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn
gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn"

Nằm trên con đường sầm uất Lê Văn Sỹ ở quận Tân Bình, danh phở Phú Vương đã tồn tại gần 20 năm qua thu hút một lượng lớn thực khách từ tinh mơ sáng cho đến tận giữa đêm. Chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu hoành tráng, mặt tiền rộng rãi gồm hai căn nhà liên tiếp cũng đủ thấy quán ăn nên làm ra với món phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn".

Chủ quán là ông Cử, sinh ra tại Sài Gòn nhưng quê gốc ở Nam Định. Cha mẹ ông vào Sài Gòn năm 1954, phải chăng do vậy mà vị phở Phú Vương rất hợp với người Nam, giống như câu chuyện của phở Thái Sơn ở khu trung tâm Sài Gòn?

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 2
Nước phở đậm đà, có màu nâu nhẹ

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 3

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 4
Phần nạm bò hấp dẫn 

Dường như những người rời xa quê hương một thời gian thì họ thường nhớ đến hương vị cốt lõi nhất của một món ăn nào đó. Tôi tin rằng gia đình ông Cử, cũng như nhiều gia đình Bắc di cư khác khi rời xa mái ấm, làng xóm của mình thì họ sẽ nhớ rất chính xác hương thơm và mùi vị của món ăn quê hương họ. Càng lâu, tưởng như có lúc đã phôi pha, thì bản sắc ấy càng hiện lên rõ ràng.

Tinh túy của nồi nước dùng phở Phú Vương rõ ràng là gốc Bắc, nhưng có một sự uyển chuyển nhẹ khi nồi nước dùng sực nức mùi gừng, mùi hồi và quế ấy có thêm môt chút đường cho hợp vị với người Nam. Bởi vậy người “Bắc rặt” vào Nam ăn phở thể nào cũng chê, ở lâu lâu rồi ăn thấy được, lâu nữa thì kết luận: phở Sài Gòn bây giờ ngon hơn ở Hà Nội.

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 5
Tinh túy của nồi nước dùng phở Phú Vương rõ ràng là gốc Bắc, nhưng có một sự uyển
chuyển nhẹ khi nồi nước dùng sực nức mùi gừng, mùi hồi và quế ấy có thêm môt chút
đường cho hợp vị với người Nam

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 6
Nhiều thực khách lâu năm khen ngợi bò viên ở đây rất ngon, dai, giòn mà
không có cảm giác "bột"

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 7
Phong phú gia vị ăn kèm 

Có thực khách cho rằng, ăn phở Phú Vương thì không cho tương đen, tương đỏ cũng được, mà nếu cho vào thì càng ngon. Nước phở đậm đà, có màu nâu nhẹ. Tô phở cho khá nhiều hành tây giống kiểu phở Phú Gia. Rau được ngắt gọn gàng và sạch sẽ, không giống như nhiều tiệm phở khác, thực khách khá “mệt” khi lặt rau cho vào tô phở.

Sợi phở ở đây rất nhỏ, có lẽ chỉ to hơn cọng hủ tiếu dai một chút. Nhiều thực khách lâu năm khen ngợi bò viên ở đây rất ngon, dai, giòn mà không có cảm giác "bột". Quán cũng có một góc nhỏ tôn vinh món bò viên chén - hình thức ăn bò viên không có bánh phở một thời rất phổ biến ở Sài Gòn.

 

Những người Sài Gòn cũ cho rằng, kiểu ăn phở có bò viên hay tương đen là sự dung hòa của phở và hủ tiếu bò viên của người Việt gốc Hoa từ khi phở đặt chân tới đất Sài thành. Sự "điều chỉnh" đó không chỉ khiến người miền Nam hài lòng với món ăn hấp dẫn này, mà còn tôn vinh phở ở vị trí đầu bảng của những món ăn được yêu thích nhất. 

P.V

Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương 8 

Phở Phú Vương
339 Lê Văn Sỹ, phường 01, quận Tân Bình
Mở cửa: từ 5h30 sáng đến 12h đêm
Giá: Phở tô nhỏ (45.000đ), tô lớn (50.000đ), tô đặc biệt (65.000đ)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.