Ẩm thực
Ăn mì cá viên cà ri độc nhất Sài Gòn
Quán ăn hấp dẫn này chỉ có vài bàn, chỗ ngồi chỉ đủ cho khoảng 10 người với mức giá khá cao: 40.000đ/tô. Tuy chỉ bán sau 6 giờ chiều cho đến tận khuya, vậy mà nhiều người vẫn tìm tới đây để ăn một kiểu mì độc đáo nhất Sài Gòn - mì cá viên cà ri. Anh Hùng, chủ quán mì không tên này cho biết, đây là kiểu mì rất phổ biến ở Hồng Kông. Tuy nhiên ở Sài Gòn dường như chỉ một mình anh dám bán mì cà ri cá viên và bò viên, đơn giản vì hương vị đặc trưng của món này không dễ được số đông lựa chọn. Quán nằm gần góc mũi tàu Nguyễn Trãi - Trần Phú ở quận 05, đã tồn tại được gần 15 năm nay.
Ẩm thực
Nức tiếng phở gia truyền Phú Vương ở Sài Gòn
Nằm trên con đường sầm uất Lê Văn Sỹ ở quận Tân Bình, danh phở Phú Vương đã tồn tại gần 20 năm qua thu hút một lượng lớn thực khách từ tinh mơ sáng cho đến tận giữa đêm. Chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu hoành tráng, mặt tiền rộng rãi gồm hai căn nhà liên tiếp cũng đủ thấy quán ăn nên làm ra với món phở được ông chủ “tuyên ngôn” rằng, "Phở là nguồn gốc Hà Nội, nấu theo phong vị Sài Gòn". Chủ quán là ông Cử, sinh ra tại Sài Gòn nhưng quê gốc ở Nam Định. Cha mẹ ông vào Sài Gòn năm 1954, phải chăng do vậy mà vị phở Phú Vương rất hợp với người Nam, giống như câu chuyện của phở Thái Sơn ở khu trung tâm Sài Gòn?
Ẩm thực
Phở ngon giữa lòng Sài Gòn
Danh phở Thái Sơn nằm trên con đường Lê Lai (quận 01) thấm thoát đã tròn 30 năm. Cô Hằng, chủ quán cho biết, cha mẹ cô là người Hà Nội, di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Sinh ra ở Sài Gòn nên tôi nêm nếm phở phù hợp với khẩu vị của thực khách cả hai miền, phở của tôi không quá ngọt nhưng cũng ra hẳn kiểu phở Hà Nội”, cô Hằng chia sẻ. Nhờ vậy hương vị phở của quán này phù hợp với rất nhiều "gu phở". Năm 1984, khi quán vừa xuất hiện đã có ngay một lượng thực khách đông đảo. Nhiều người cũng thừa nhận, vào cuối thập niên 80, tại khu trung tâm Sài Gòn chỉ có phở Hòa Pasteur, phở Minh hẻm Casino và phở Thái Sơn là đông nhất. Thời đó, các tiệm phở ngon ở Sài Gòn chỉ đếm trên đầu ngón tay, và những quán được xem là đông khách thì tấp nập hơn bây giờ nhiều. Về sau này, có thêm nhiều thương hiệu khác ra đời như phở 2000, phở Hùng, phở 24 cùng rất nhiều quán phở lớn nhỏ đã chia bớt thị phần khách hàng.
Ẩm thực
Bí ẩn như hủ tiếu sa tế Sài Gòn
2 món hủ tiếu đặc trưng nhất của cộng đồng người Tiều ở Sài Gòn có lẽ là hủ tiếu hồ và hủ tiếu sa tế. Hủ tiếu hồ với “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông, thường được nhắc đến với tên gọi "kway chap" mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Singapore, Malaysia hay Hồng Kông. Người Sài Gòn đôi khi còn gọi vui là "bánh canh của người Tiều" bởi bề ngoài quá đặc biệt của món này. Nhưng còn hủ tiếu sa tế thì sao? Hình như chẳng có quốc gia nào có mòn này, mà cũng rất khó tìm thấy ở Sài Gòn. Nguồn gốc thì lại càng bí ẩn hơn. Nhiều tài liệu cho rằng món này khởi phát từ tiệm ăn của một người Triều Châu trên đường Triệu Quang Phục (quận 05) từ những năm 60 của thế kỷ trước. Một lập luận khác thì dựa trên "sa tế của Chà" mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Từ "Chà Và" mà người Sài Gòn hay nói là đọc trại từ chữ "Java" (một hòn đảo lớn của Indonesia, là hòn đảo đông dân nhất trên thế giới với hơn 135 triệu cư dân), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)... Trong quận 05 có cây cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa, có bề dài lịch sử hơn 100 năm làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Từ thời xưa vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải.
Ẩm thực
Phở ngon và đông nhất Sài Gòn
Chi nhánh đầu tiên của quán phở Lệ nằm trên con đường Nguyễn Trãi trong quận 05 sầm uất, cũng là một trong những tuyến đường mua sắm nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Đa phần quán phở ngon của Sài Gòn thường tập trung ở quận 01 và quận 03, nên có rất nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi một trong những thương hiệu phở đình đám của Sài Gòn lại khởi phát và thành công ngay tại quận 05, khu vực vốn tập trung nhiều người gốc Hoa hơn. Đi ngang qua phở Lệ, dễ thấy cảnh tượng người người ăn phở rộn ràng từ lúc 5h30 sáng cho đến tận 1h đêm (cũng là lúc quán đóng cửa). Nhật báo hàng đầu của Mỹ The Wall Street Jounal vào tháng 10 năm ngoái cũng nhận định rằng phở Lệ là tiệm phở “được lòng đông đảo” người Sài Gòn nhất (nguyên văn: "the crowd pleaser"). “Chỉ riêng quán phở Lệ ở đường Nguyễn Trãi, một ngày tiêu thụ hết gần hai con bò, tất nhiên chỉ gồm những phần xương, thịt có thể nấu phở”, ông Lưu Toàn Tài, chủ quán phở Lệ bật mí. Ông Tài bắt đầu kinh doanh phở từ năm 1970, khi đó Sài Gòn có rất ít quán phở. Vào năm 1975, theo đánh giá của ông có một số tiệm phở rất nổi tiếng lúc bấy giờ, như phở Nguyễn Hoàng ở đường Trần Phú, phở Hòa - Pasteur, hay một xe phở không tên ở quận 05…
Ẩm thực
Tuyệt đỉnh của hủ tiếu bò viên Sài Gòn
Nằm trong con hẻm lớn 145 Nguyễn Thiện Thuật thông với chợ Bàn Cờ (quận 03), quán hủ tiếu bò viên Trường Thạnh này đã có thâm niên phục vụ thực khách hơn 40 năm nay. Đây cũng là điểm ăn chơi vang bóng một thời, nổi danh không kém gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (trên đường Pasteur, quận 01 ngày nay), bánh tôm hẻm Casino (hẻm 63 Pasteur cũng ở gần đó), bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng (nay là chợ Nguyễn Văn Trỗi ở quận 03)... Quán trứ danh với món bò viên to, tròn, chia hẳn làm 2 loại là bò viên thường và bò viên gân. Từ nhiều năm qua, quán vẫn giữ nguyên truyền thống lấy thịt bò nóng trong các phiên chợ buổi sáng sớm đề làm bò viên. Viên bò giã bằng tay hình như là ngon hơn làm bằng máy, giòn và dai hơn nhiều.
Ẩm thực
Quán bò viên 50 năm cực ngon trên đường Lý Chính Thắng
Món bò viên ở Sài Gòn rất phổ biến. Nhưng tìm được chỗ ngon và chất lượng thì không dễ chút nào. Nhịp sống bận rộn nên rất ít quán còn giữ được truyền thống tự mua thịt bò nóng về làm mà thường lấy ở các mối bỏ sĩ. Cách làm bò viên của người Hoa gốc Quảng có phần tương đồng với cách làm giò lụa của người Việt, nghĩa là phải xay thịt bò lúc còn nóng hổi. Cách làm này rất cực, vì chủ quán phải dậy từ 4 - 5h giờ sáng đến các lò mối mới có thể lấy thịt sống. Thịt lấy xong còn nóng hổi, đem về phải xay liền mới có thể tạo ra những viên bò viên ngon, dai, đúng với chất lượng mong muốn. Quá trình này phải tốn thêm vài giờ đồng hồ nữa. Đó cũng là lý do vì sao những quán chuyên về bò viên thường mở cửa vào đầu giờ chiều và bán cho đến tận khuya là vậy (quán bò viên Vĩnh Viễn, Nguyễn Thượng Hiền...).
Ẩm thực
Tìm ăn hủ tiếu sa tế Cao Văn Lầu
Trong các món hủ tiếu có mặt ở Sài Gòn thì hủ tiếu sa tế có lẽ là món thuộc hàng khó tìm nhất. Tiệm bán món này ở Sài Gòn chắc chỉ hơn 10 tiệm, chủ yếu tập trung trong Chợ Lớn (quận 05, quận 06, quận 11...) Nhiều thực khách cho rằng hủ tiếu sa tế là kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ món này do chính người Hoa ở vùng đất này sáng tạo nên chứ không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà điều này cũng khá hợp lý, bởi lẽ ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia... hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này. Phảng phất mùi cà ri như món Ấn hay món Thái, một chút vị bùi và cay từ sa tế như kiểu nướng satay của người Malaysia thì có, nhưng để tìm được món hủ tiếu tương tự như ở Sài Gòn thì hầu như là không.
Ẩm thực
Ngon khó cưỡng hủ tiếu bò viên Vĩnh Viễn
Con đường nhỏ Vĩnh Viễn (quận 10) này tuy không dài nhưng hội tụ rất nhiều món ngon hấp dẫn, trong đó phải kể tới xe hủ tiếu bò viên trứ danh trước số nhà 153. Bò viên là món ăn phổ biến của người Hoa ăn chung với mì, hoành thánh hoặc hủ tiếu. Cách ăn hủ tiếu với bò viên khá phổ biến ở Sài Gòn. Đa phần ăn bò viên cùng cọng hủ tiếu mềm và mì sẽ ngon hơn là ăn với cọng hủ tiếu dai. Những người mê bò viên khi tới đây phải gật gù vì độ giòn, dai của miếng bò viên. Bí quyết của chủ quán nằm ở sự kỳ công, đó là xay thịt bò lúc thịt còn nóng hổi, tương tự như cách làm chả lụa của người Việt.
Ẩm thực
Hủ tiếu sa tế ngon ở Sài Gòn
Hủ tiếu sa tế có lẽ khó tìm thấy hơn các món hủ tiếu khác, phần vì đây là một đặc sản của người Tiều, chỉ được lưu truyền trong cộng đồng này nên không phải ai nấu cũng được. Có người cho rằng đây là một kỳ công của nghề nấu hủ tiếu Sài Gòn, bởi lẽ do chính người Hoa ở đây sáng tạo ra chứ không thể tìm thấy món này ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Mà hình như điều này cũng đúng, vì ở Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore, Malaysia hầu như không tìm thấy món hủ tiếu độc đáo này. Không rõ ai là người đầu tiên sáng tạo ra món hủ tiếu sa tế. Có tài liệu thì cho rằng một người Triều Châu trong Chợ Lớn đã chế ra món ăn độc đáo này và mở tiệm đầu tiên trên đường Triệu Quang Phục, quận 05. Có người dựa trên lập luận "sa tế của Chà" mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Cũng nói thêm về chữ "Chà Và", đây là cách đọc trại từ chữ "Java" (hòn đảo lớn của Indonesia), cũng là để chỉ những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngâm ngâm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines).... Mà chắc không tô hủ tiếu nào lại độc đáo như hủ tiếu sa tế, khi mà có đến gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Đặc biệt là mùi vị thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác. Khi món này được bưng ra, chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi mùi thơm hòa quyện của sa tế cay cay và đậu phộng béo ngậy.
Ẩm thực
Những điều thú vị về bún bò viên
Nếu để mô tả ngắn gọn về món bún bò viên này, chắc tôi sẽ mượn cụm từ "đề huề Việt Trung Ấn" của học giả Vương Hồng Sển khi nói về một món ăn trong Chợ Lớn. Nghe qua thoạt như chuyện thời sự nhưng thật ra lại phản ảnh giao thoa thú vị của nhiều phong cách ẩm thực trong cùng một món ăn. Vì sao món bún bò viên lại "đề huề Việt - Trung - Ấn"? Bún: nhìn chung trong ẩm thực Việt Nam có lẽ chưa món ăn nào lại đa dạng về sự kết hợp cũng như có mặt trên khắp mọi miền đất nước như bún. Nếu như miền Bắc có bún chả, bún riêu cua, bún mọc, bún thang... thì miền Trung có bún cá hay bún mắm nêm, còn miền Nam thì "đóng góp" thêm bún mắm, bún suông, bún bì, bún thịt nướng... Tùy từng vùng miền mà có những cách chế biến tương ứng để phù hợp với khẩu vị địa phương. Xét về mặt phổ biến ở Sài Gòn có lẽ bún cũng ngang ngửa với cơm, phở hay hủ tiếu. Bò viên: là món ăn phổ biến của người Hoa ăn chung với mì, hoành thánh, hủ tiếu hay bỏ lẩu cũng đều ngon. Hầu hết những phiên bản bò viên, cá viên hay thịt heo viên ở các nhà hàng Hoa đều khá to, khi du nhập vào Việt Nam giảm dần về kích cỡ, có chỗ xắt ra nhiều miếng, có chỗ thì để nguyên. Ở Sài Gòn ta dễ dàng tìm thấy bò viên trong trong các quán phở (như một cách chiều theo khẩu vị miền Nam?) và các quán hủ tiếu, mì của người Hoa.
Ẩm thực