Thông thường, những ngày cận
tết Nguyên đán, bến tàu, bến xe luôn là nơi tấp nập hành khách về quê ăn Tết. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, nhiều nhà xe, chủ bến đang “khóc ròng” vì xe thưa, bến vắng.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc
bến xe Giáp Bát (Q.Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết hàng năm, thường từ 23 tháng Chạp, người dân bắt đầu đổ về bến để về quê chạp mộ, dọn nhà chuẩn bị ăn Tết bên gia đình. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân không chọn xe khách vì lo sợ nguy cơ mất an toàn.
Bến xe Giáp Bát những ngày cận Tết đìu hiu do ảnh hưởng của dịch Covid-19
|
Theo ông Thành, những gia đình ở xa có thể thuê taxi, xe tự lái hoặc đi taxi ghép chứ không chọn xe khách; hoặc những bạn sinh viên sẵn sàng lái xe máy về quê vì
thời tiết mấy hôm nay cũng rất đẹp. Ngoài ra, nhiều người lo ngại dịch bệnh, nên đã ở lại Hà Nội mà không chịu về quê ăn Tết,... là những nguyên nhân khiến bến vắng khách.
“Lượng khách năm nay giảm 60% so với các năm, người ta không đi lại. Nhiều nhà xe không có khách than thở rất nhiều nhưng không biết làm sao, vẫn phải chạy cầm chừng”, ông Thành nói.
Sáng 8.2: Thêm 4 bệnh nhân Covid-19 là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất
|
Lác đác một vài khách chờ giờ xe chạy tại bến xe Giáp Bát
|
Hơn 30 năm làm nghề tài xế, ông Phạm Công Danh, tài xế chạy xe khách tuyến Nam Định – Hà Nội tại bến xe Giáp Bát, cho biết cuộc đời làm tài xế của ông chưa bao giờ chứng kiến cảnh bến vắng khách như năm nay. Theo ông Danh, cận Tết mọi năm, không chuyến nào ông rời bến mà xe còn ghế trống.
“Mọi năm khách tự đến, tìm xe và lên chứ năm nay xe nằm cả tiếng chỉ được vài khách, mà còn phải mời chào mỏi miệng. Từ hôm 20 tháng Chạp đến nay, chuyến đông nhất tôi chỉ được 12 khách, nhưng vẫn phải chạy đều chuyến”, ông Danh thở dài.
Lo ngại dịch bệnh, người dân chọn di chuyển bằng xe máy, thậm chí không về quê, ở lại Hà Nội ăn Tết
|
Lỉnh kỉnh đồ đạc dừng đèn đỏ ở ngã tư Giải Phóng – Ngọc Hồi, Anh Nguyễn Ngọc Thắng (29 tuổi, quê tại H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, trước khi Hà Nội có ca nhiễm Covid-19, vợ anh đã bế con trai nhỏ lên
xe khách về quê để cháu quen hơi ông bà, cùng gia đình đón Tết. Bản thân anh cũng đặt vé về vào ngày 27 Tết. Tuy nhiên, Hà Nội sau đó liên tiếp phát hiện ca nhiễm ngoài cộng đồng khiến anh lo lắng, đành đi xe máy về quê.
“Dịch bây giờ phức tạp, để đảm bảo tôi sẽ đi xe máy về quê, cũng chỉ mất khoảng 7 tiếng là được gặp gia đình. Không hoàn được, tôi sẵn sàng bỏ 800.000 đồng tiền vé xe khách và phí gửi xe máy cho nhà xe. An toàn của mình và gia đình vẫn trên hết”, anh Thắng nói.
Những quầy vé không một bóng khách
|
Chỉ còn 4 ngày nữa là bước sang
năm mới, tuy nhiên theo ghi nhận, không chỉ bến Giáp Bát, mà những bến xe lớn tại Hà Nội, như bến Nước Ngầm, bến Mỹ Đình cũng chung cảnh đìu hiu. Người dân ra vào lác đác, các nhân viên quầy vé rảnh rỗi đứng tán gẫu chờ hết ca.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 7.2: Thêm 20 ca lây nhiễm cộng đồng trong ngày cận tết
|
Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết khách ngày tết còn không bằng khách ngày thường
|
Nhân viên bán vé ngán ngẩm vì khách vắng
|
Chưa năm nào xe rời bến mà không kín khách
|
Dù vắng, các nhà xe vẫn cố chạy cầm chừng
|
Dịch hoành hành, bến xe Mỹ Đình cũng chịu chung cảnh đìu hiu
|
Những dịp lễ, khu vực ghế chờ hầu như không còn chỗ trống
|
Trong khi thời gian này hàng năm, người dân đang đổ vào bến bắt xe về quê ăn tết
|
Các nhà xe mong tình hình dịch lắng xuống để "kiếm lại" vụ sau tết
|
Cửa ngõ phía Tây TP.HCM ùn ứ vì người dân đổ về quê ăn Tết
|
Bình luận (0)