Mới đây, một tài khoản Facebook đăng tải hình ảnh xe buýt leo lên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM) khiến dư luận bức xúc. Ngay ngày hôm sau, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP đã xác định được họ tên tài xế và đình chỉ công tác tài xế này.
Đồng thời, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cũng đang mời chủ tài khoản Facebook này đến để xác minh làm rõ các yếu tố liên quan đến nội dung của video clip tiến tới việc lập biên bản xử phạt theo đúng quy định.
tin liên quan
CSGT TP.HCM có quyền kiểm tra giấy tờ người đi đường sau 21 giờTrong đợt cao điểm phòng chống tụ tập, gây rối trật tự công cộng dịp hè 2017, từ sau 21 giờ hàng đêm, CSGT công an TP.HCM có quyền yêu cầu tất cả người tham gia giao thông dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
Thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM trả lời như sau:
Về phương tiện, thiết bị ghi hình
Căn cứ Điều 64, Luật Xử lý vi phạm hành chính về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính quy định:
- Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
- Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc như: quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, tuân thủ đúng quy trình, kết quả thu được phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong vi phạm hành chính,…
tin liên quan
Người chạy xe không có bảo hiểm xe bị CSGT phạt bao nhiêu?Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc, thế nhưng nhiều người vẫn không chú ý đến quy định này. Vậy quy định nào bắt buộc mua bảo hiểm và không có bảo hiểm xe bị phạt bao nhiêu?
|
tin liên quan
Clip ‘CSGT dùng tay chạm mặt’, người vi phạm chảy máu: PC 67 lên tiếng chính thứcMới đây, trên các trang mạng xuất hiện clip dài hơn 15 phút ghi lại cảnh người dân lớn tiếng với CSGT An Lạc (TP.HCM) vì CSGT được cho là làm người vi phạm chảy máu miệng rồi lên xe đặc chủng khóa cửa để tránh bị ghi hình.
Đồng thời Nghị định 16/2016/NĐ-CP cũng quy định người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
Người dân ghi hình xe chạy sai gửi tới đâu?
Những hình ảnh, tư liệu do người dân ghi nhận và cung cấp cho cơ quan CSGT về các trường hợp vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông sẽ được lực lượng CSGT dùng làm nguồn tài liệu để xác minh làm rõ nhiều yếu tố liên quan.
Một số yếu tố cần xác minh như: độ tin cậy của hình ảnh, biển kiểm soát, đặc điểm phương tiện và người điều khiển phương tiện vi phạm, thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, những người chứng kiến trực tiếp tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm… Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt đối với người thực hiện hành vi vi phạm đã bị ghi nhận hình ảnh.
tin liên quan
13.000 người chạy sai luật ở TP.HCM bị CSGT ghi hình không chịu đóng phạtTrong số 20.065 trường hợp vi phạm luật giao thông bị camera của CSGT TP.HCM ghi hình và gửi thông báo thì chỉ có 7.124 trường hợp đến đóng phạt, còn lại đến 13.000 trường hợp chưa chịu đóng phạt.
Bình luận (0)