Cụ Xuân kể, năm 2007, trong những lần thăm bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.Cần Thơ, gặp nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có tiền chạy chữa thuốc thang, viện phí, thậm chí không đủ tiền mua thức ăn, cụ quyết tâm thành lập tổ nấu cơm từ thiện cho đến nay.
tin liên quan
Người Sài Gòn chung tình: 70 năm gắn với bưu điện, cụ ông U90 vẫn viết thưCụ Xuân cho biết sau một thời gian hoạt động, những thành viên nòng cốt cũng ngưng dần, vợ chồng cụ đến nay vẫn cố gắng duy trì công việc dù tuổi đã cao. Hiện một số người thấy việc làm ý nghĩa nên đến giúp đỡ, đa phần là người lớn tuổi, cùng một số ít bạn trẻ làm nhiều nghề khác nhau. Một số người kinh tế không khá giả, làm thuê làm mướn cũng cố gắng bỏ công phụ nấu cơm giúp người nghèo.
Anh Nguyễn Văn Tính (32 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), người gắn bó với tổ nấu ăn từ thiện hơn 4 năm nay, chia sẻ: “Khi ra trường, tôi không có việc làm ổn định, gia cảnh chẳng dư dả gì với nghề làm thuê lắp ráp biển hiệu, kiếm sống qua ngày. Khi biết được công việc nấu cơm từ thiện này, tôi đến tham gia và thấy vui lắm, bởi mình đã góp phần nhỏ bé giúp những cảnh đời khốn khó hơn mình”.
tin liên quan
Ngày của cha: Con trai ơi, dẫu thế nào thì cha 80 tuổi vẫn dốc cạn sức cùng con!Định kỳ vào thứ ba, năm, bảy, cụ Xuân chạy xe đến nghĩa trang để dọn dẹp, thăm nom... Hễ nghe tin ở đâu có thai nhi xấu số bị bỏ rơi, cụ đều đến mang về chôn cất tử tế. Ngoài ra, cụ Xuân còn đưa thông tin nhận an táng thai nhi miễn phí cùng số điện thoại để những ai nhặt được xác thai nhi thì liên hệ cụ đến tiếp nhận đem về chôn cất.
Cụ Xuân chia sẻ, theo thời gian, diện tích đất trong nghĩa trang dùng chôn cất các thai nhi xấu số dần hết chỗ. Kinh phí mở rộng thêm diện tích làm nơi an nghỉ cho các bé ước chừng hơn trăm triệu đồng vượt quá khả năng của cụ. “Tôi mong mỏi những nhà hảo tâm có thể chung tay với tôi mở rộng được nghĩa trang để tiếp tục chôn cất các thai nhi xấu số”, cụ Xuân nói.
Bình luận (0)