Hủ tiếu 82 năm 'không đổi vị' ở Sài Gòn: Ăn từ trẻ đến lúc có cháu

Anh Lê
Anh Lê
20/03/2019 12:14 GMT+7

Có một quán hủ tiếu nhỏ ở Sài Gòn tuổi đời đã hơn 80 năm. Trải qua 3 thế thệ, quán vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng thuở ban đầu khiến nhiều thực khách vấn vương.

Vừa bán vừa ninh nước dùng
Ở địa chỉ 406 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10 (TP.HCM), quán hủ tiếu Chú Cao nằm sát mặt đường
Ngày xưa má tôi là người Hoa, theo chồng sang đây làm ăn. Má tôi nấu hủ tiếu rồi đẩy đi vào nơi có dân cư để bán
Mẹ của chủ quán (đời thứ 2)
nhưng nếu không để ý sẽ dễ bỏ qua bởi quán khá nhỏ, dụng cụ đơn sơ. Quán vẫn có bàn ghế và dù đầy đủ để khách đến ăn không bị nắng.
Nước dùng ở đây có vị ngọt nhưng không phải cái vị ngọt lờ lợ của bột ngọt, cũng không phải ngọt đường mà là vị của xương heo ninh vừa phải.
Bà Ngọc Mai, chủ quán thế hệ thứ 3, tiết lộ: “Vị nước lèo này từ thời bà ngoại tôi bán đến bây giờ vẫn vậy. Xương không ninh một nồi bự rồi múc ra mà ninh từ từ, cứ bán gần hết lại bỏ vào vì mình bán lai rai cả ngày mà. Như vậy nước dùng sẽ vừa phải, vả lại bán tới đâu ninh tới đó sẽ không bị thừa nhiều chứ nấu một nồi bự không bán hết bỏ thì phí mà dùng bán cho ngày mai thì không được”.
Thịt heo ở đây được ướp gia vị có màu vàng ươm như những món ăn của người Hoa chứ không phải thịt heo chỉ luộc chín lên là xong. Chủ quán cho khoảng hai hoặc ba vắt hủ tiếu trụng vào tô tùy vào lượng ăn của khách, sau đó cho vài lát thịt lên trên, thêm hành phi và lá hẹ cho đẹp mắt và có mùi thơm, cuối cùng chan nước lèo lên là có ngay một tô hủ tiếu đúng kiểu... của quán.
Anh Phạm Đức Mạnh, khách “ruột” của quán được hơn hai năm nay
Một tô hủ tiếu bình thường có giá 25.000 đồng/tô. Ngoài hủ tiếu, quán cũng bán thêm hủ tiếu mì, hoành thánh để khách đến ăn có nhiều lựa chọn.
Bà Mai hớn hở kể: “Tôi bán cho người dân lao động là chính, có nhân viên công ty quanh đây, bảo vệ, rồi khách quen nữa, thi thoảng cũng có nghệ sĩ đến ăn. Quán nhỏ mà không hiểu sao cũng có nghệ sĩ hay đến, có ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ cải lương nữa, có lần họ kéo tới quán tôi ăn hết cả triệu mấy”.
Anh Nguyễn Trần Nghĩa (quận 10), một thực khách ở đây cho biết: “Mình vô tình thấy nên ghé ăn, sợi hủ tiếu thì cũng hao hao mấy chỗ khác nhưng đặc biệt là nước lèo ngon, mỗi lần ăn mình đều húp hết cả tô chứ mấy chỗ khác là bỏ nước”. 

Hủ tiếu 3 đời níu chân thực khách

Bà Mai cho biết quán do bà ngoại của bà để lại cho mẹ bà, giờ mẹ bà già yếu không đứng bếp được nữa
Quán nhỏ mà không hiểu sao cũng có nghệ sĩ hay đến, có ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ cải lương nữa, có lần họ kéo tới quán tôi ăn hết cả triệu mấy
Bà Mai - chủ quán (đời thứ 3)
thì bà bán chính. Tính ra là 3 thế hệ tiếp nối, tổng cộng từ khi bán đến nay, quán hủ tiếu đã tồn tại được 82 năm.
“Tôi phụ mẹ bán từ lúc tôi hơn 10 tuổi, đến nay tôi cũng đã hơn 50 tuổi rồi. Trước giờ cũng không thay đổi gì nhiều, vị hủ tiếu cũng vậy, ba mẹ dạy sao mình nấu đến giờ”, bà Mai kể.
Mẹ của bà Mai năm nay đã 85 tuổi, tóc bạc trắng, mắt đã mờ, bà không đi lại nhiều mà thường ngồi trên chiếc ngay cạnh quầy bán đồ ăn làm vài việc lặt vặt. Khi tôi đến hỏi chuyện, bà vẫn tỏ ra minh mẫn và vui vẻ, bà kể: “Ngày xưa má tôi là người Hoa, theo chồng sang đây làm ăn. Lúc đó làm gì nhiều nhà cửa như bây giờ, xung quanh toàn là đất trống, má tôi nấu hủ tiếu rồi đẩy đi vào nơi có dân cư để bán, lúc đó cũng không nhiều người bán hủ tiếu như bây giờ nữa, khi mẹ tôi mất thì tôi bán”.
Thế hệ thứ 2 và thứ 3 của quán hủ tiếu lâu đời này
Đối với người Sài Gòn, hủ tiếu vừa là món ăn chơi, nhưng lại vừa no bụng và cái vị hủ tiếu thuở nào vẫn còn được người Sài Gòn nhớ mãi. Bà Mai kể: “Cô bán ở đây gặp nhiều trường hợp khách ăn hủ tiếu thời ba mẹ, xong người ta đi nước ngoài về vẫn tìm đến ăn. Có những người ăn hủ tiếu của cô trước năm 1975, đến giờ có con cháu thì dắt cháu đến ăn, người ta nói cô mới biết đã ăn ở đây lâu rồi. Có người thì ăn xong mà quên trả tiền, cô cũng không để ý, hôm sau người ta quay lại trả tiền rồi xin lỗi…Nói chung nhiều chuyện lắm, nhưng vui nhất là gặp lại khách cũ, lâu rồi mà họ vẫn nhớ tìm đến quán mình ăn”. 
Anh Phạm Đức Mạnh (32 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM), một khách quen ở đây chia sẻ: “Mình một tuần cũng ăn ở đây mấy lần, khi nào ngán hủ tiếu thì ăn mới ăn cơm. Vị hủ tiếu ở đây ngon, nói chung ăn là sẽ thấy khác những chỗ khác liền”.
Ông Vương Minh, khách quen 10 năm của quán vẫn thường ghé mỗi khi nhớ vị hủ tiếu xưa
Cũng đồng tình với anh Mạnh, ông Vương Minh, một thực khách đã biết quán được 10 năm nay chia sẻ: “Ngày xưa nhà tôi cũng bán hủ tiếu mà giờ nghỉ rồi, quán này còn có trước nhà tôi. Quán nhỏ nhỏ vậy thôi nhưng nước lèo rất ngon, thi thoảng có dịp tôi cũng ghé lại đây ăn”.
Món hủ tiếu được người Sài Gòn ưa chuộng từ xưa đến nay chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí còn đa dạng hàng quán từ bình dân đến sang chảnh và trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn.

Lạ miệng món hủ tiếu mì sườn mềm không cần nhai

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.