Phường 11 là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm nằm ở thượng nguồn của các hồ Than Thở, hồ Xuân Hương. Các hộ chủ yếu sản xuất rau, hoa nên sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, lượng rác thải là bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu cũng nhiều hơn nên được ưu tiên đặt thùng rác để thu gom loại rác độc hại này.
Ông Nguyễn Tiến Trung, Phó chủ tịch UBND P.11, cho biết từ năm 2017, Ban Quản lý dự án QSEAP tỉnh Lâm Đồng (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) với sự tài trợ của ngân hàng ADB đã bố trí dọc tuyến đường bê tông tổ Tây Hồ 1 (P.11) 13 thùng thu gom rác là bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Mục đích để người dân ý thức phân loại, thu gom rác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động canh tác nông nghiệp. Cũng theo ông Trung, việc thu gom tiêu hủy được thỏa thuận giao cho Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, mỗi tháng họ sẽ thu gom 1 lần.
“Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng không hiệu quả, tôi lắp camera để giám sát. Từ đó thùng rác này không bị người dân mang rác sinh hoạt bỏ vào nữa”, ông Toàn nói.
Còn ông Phan Minh Đào (Tổ Tây Hồ 1) cho biết các thùng rác đầy rác nhưng không được thu gom để xử lý, nên người dân tự mang rác đến khu vực đất trống gần nghĩa trang để đốt. Bà Nguyễn Thị Tuyết Sương (nông dân Tổ Tây Hồ 1) cho biết thêm, từ ngày các thùng rác được lắp đặt chỉ 1 lần được xe đến thu gom, sau đó rác đầy ứ nên phải đậy chặt nắp.
Về chuyện này, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết việc thu gom và tiêu hủy rác bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Bình luận (0)