Để có được tài sản là những gốc mai, kiểng “kỳ quái”, ông Lê Văn Mẫn (64 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, H.Long Hồ,
Vĩnh Long) đã dành gần hết
tuổi trẻ của mình để sưu tầm, chăm sóc.
Ngay sau cổng nhà ông Mẫn, bên trái là hàng mai bonsai với các hình thù kỳ quái và táng chi chít nụ
|
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Mẫn cho biết, nghề trồng mai giống như một đam mê, vừa chơi vừa làm kinh tế. Các cây ở đây đều được ông đi khắp nơi lựa chọn kỹ càng đem về trồng, tạo hình và chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, mỗi gốc cây trong giống như người bạn của ông vậy.
Phía bên phải và vườn mai, kiểng với một cây nguyệt quế hơn 80 tuổi trị giá 400 triệu đồng.
|
Ông Mẫn bên cây nguyệt quế lớn hơn tuổi mình.
|
Ông Mẫn bên gốc mai “quái thú” trị giá gần 1 tỉ đồng, đích thân ông phải đội nắng lặt lá.
|
“Tôi trồng chủ yếu vì đam mê, nhưng khi có người trả được giá tôi cũng bán đi vài cây để lấy tiền chăm sóc các cây khác và mua cây mới về trồng. Trong năm 2020 vừa rồi, tôi bán cũng được 6 cây với tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng; trong đó có một cây hơn 1 tỉ đồng. Sau đó tôi đi tìm và mua lại mấy gốc mai khác về trồng”, ông Mẫn chia sẻ.
Gốc mai xù bonsai có bề hoành 70 cm đã bán cho một người ở tỉnh Đồng Tháp với giá 360 triệu đồng.
|
Cạnh đó là một gốc mai xù bề hoành nhỏ hơn nhưng bộ táng khủng, trị giá 300 triệu đồng .
|
Một gốc mai khủng, thân tự tách đôi.
|
Cặp mai chiếu thủy “tam cang, ngũ thường”.
|
Tiến sâu vào khu vườn “khủng” của ông Mẫn chúng tôi được ông giới thiệu các gốc mai xù bonsai khủng trị giá trăm triệu. Một số gốc mai khủng ở đây đã được người ta trả tiền mua, sau đó gửi lại nhờ ông Mẫn chăm sóc hộ, đến
Tết Nguyên đán sẽ chở về.
Được sự đồng ý và sự hướng của ông Mẫn, Thanh Niên đã ghi lại hình ảnh các gốc mai, kiểng “kỳ quái” này.
Cũng theo ông Mẫn, để có được những gốc mai bonsai là cả một quá trình đầu tư công sức, thời gian mới có được nên giá thường cao hơn các cây mai tàng. Vườn mai, kiểng của ông Mẫn nổi tiếng khắp nơi với những gốc mai xù “kỳ quái” và có giá thành từ vài trăm triệu trở lên.
Bình luận (0)