Huy động toàn lực... để lặt lá mai
Cây
mai vàng là loài hoa đặc trưng ngày Tết ở miền Nam. Để cây ra hoa đúng dịp Tết, người dân phải lặt bỏ hết lá giúp cây nuôi nụ và ra hoa đúng Mùng 1 Tết, đem lại may mắn cho gia chủ.
Nhờ được lặt lá đúng thời gian, nững nụ mai tròn trịa này sẽ nở đúng ngày Mùng 1 Tết
|
Đối với các gia đình có vài cây mai chưng Tết, chỉ cần bỏ ra một buổi, nhiều lắm một ngày sẽ xong việc lặt lá. Còn với những hộ trồng mai ở Làng mai vàng Phước Định (xã Bình Hòa Phước, H.Long Hồ,
Vĩnh Long), việc này vô cùng khó. Ngoài việc huy động toàn bộ người thân, chủ vườn phải thuê thêm lao động. Với số lượng mai lên đến hàng chục ngàn cây, việc tìm nhân công lặt lá mai không dễ chút nào.
Những ngày này, đến Làng mai vàng Phước Định, đâu đâu người ta cũng nghe tiếng cười, nói rộn rã của người lặt lá mai thuê. Anh Lương Văn Hùng (ngụ ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) cho biết, nhà anh có khoảng 80 gốc mai lớn, nhỏ. Năm nào, cứ đến rằm tháng Chạp là gia đình anh phải
gom “lực lượng” cả nhà và thuê thêm 6 nhân công để lặt lá mai.
Anh Hùng tranh thủ lặt lá mai cho gia đình
|
“Làm gì làm, chứ đến rằm là phải lặt lá mai. Năm nay trời hơi lạnh nên lặt sớm hơn thường kỳ vài hôm. Bữa trước là tôi gọi điện thoại “chốt” người lặt mai rồi vì sợ họ quên hay họ đi lặt cho vườn khác là phải kiếm người thế vào ngay kẻo lặt không kịp Tết”, anh Hùng nói.
Gia đình anh Hùng phải thuê 6 nhân công phụ lặt lá mai
|
Anh Trương Văn Phúc Em (ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước) cũng có vườn
mai vàng trên 80 gốc, cho biết năm nay có đến 9 người lặt lá mai cho gia đình anh, tiền công từ 180.000 - 200.000 đồng/người/ngày, lặt trong 5 - 6 ngày là xong. “Năm này năm nhuận nên lá mai rớt nhiều rồi, chắc lặt nhanh hơn, còn những năm thường thì cây sung hơn, lá nhiều hơn lặt cực hơn”, anh Phúc Em cho biết.
Anh Phúc Em đảm nhận công việc khó nhất là lặt lá trên ngọn mai
|
Mẹ anh Phúc Em tuy tuổi đã cao nhưng vẫn ra vườn lặt lá mai phụ con trai
|
Gia đình anh Hùng phải có đến 9 nhân công lặt lá mai
|
Làng mai vàng Phước Định được UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận làng nghề truyền thống hoa kiểng, cây giống, du lịch sinh thái từ năm 2009 và duy trì, phát triển cho đến nay. Ông Lê Văn Tý, Trưởng ban đại diện Làng mai vàng Phước Định, cho biết đến thời điểm hiện tại, thời tiết khá thuận lợi cho mai ra hoa đúng dịp Tết. Làng mai vàng Phước Định hiện có 158 hộ ở 2 ấp Phước Định 1, Phước Định 2 (xã Bình Hòa Phước) trồng mai vàng. Toàn làng mai có khoảng 50.000 cây từ vài chục năm tuổi đến trên 100 năm tuổi.
|
Thu nhập tiền triệu
Những người lặt lá mai cho biết công việc này tuy không nặng nhọc nhưng cũng khá vất vả bởi phải tỉ mỉ và kiên nhẫn, phải làm việc dưới trời nắng nên ai nấy đều kín bưng từ đầu đến chân. Đa phần nghề này đa phần là phụ nữ làm vì tính cẩn thận, nếu không lặt lá cẩn thận làm gãy nụ thì chủ nhà sẽ không vui, sẽ không thuê nữa.
Những ngày này đi đâu cũng nghe tiếng cười, nói rộn rã của những người lặt lá mai.
|
Bà Lê Kim Lệ (56 tuổi, ngụ ấp Phước Định 2, xã Bình Hòa Phước) cho biết, bình thường ở nhà làm nội trợ. Đến dịp gần Tết, sáng sớm bà nấu cơm sớm cho gia đình rồi cùng những người phụ nữ gần nhà đi lặt lá mai thuê, kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí trong nhà. “Mấy chị em làm trong từ 5 - 7 là xong, mỗi ngày được chủ vườn trả 200.000 đồng/người và được bao ăn sáng”, bà Lệ nói.
Những nụ mai tròn trịa lộ ra sau khi cây trút bỏ lớp áo lá già nua.
|
Còn bà Lê Kim Lợi (52 tuổi), cùng nhóm lặt lá mai với bà Lệ, cho biết ngày thường bà đi làm thuê. Đến rằm tháng Chạp, bà tranh thủ lặt lá mai. “Tôi làm ở đây nhiều năm rồi. Làm xong vụ này chắc cũng bỏ túi được từ 1 - 1,2 triệu đồng mua bánh mứt cho những ngày
Tết Nguyên đán”, bà Lệ vừa lặt lá mai vừa nói.
Các chủ vườn mai cho biết, để những cây
mai vàng trổ hoa đẹp vào ngày tết, ngoài việc tỉ mỉ chăm sóc, người trồng mai còn phải mất thêm số tiền không nhỏ để thuê người lặt lá. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà giúp được những gia đình khó khăn có thêm
thu nhập giúp họ có cái Tết đầm ấm hơn.
Bình luận (0)