Ngư dân cực nhọc 'đẩy cạn' dưới cái nắng trên 40 độ C như thiêu như đốt

19/06/2021 18:54 GMT+7

Sau ngày đánh bắt hải sản vất vả trên biển, hàng trăm ngư dân ở các xã ven biển H.Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại phải vượt qua bãi bùn với quãng đường 2 - 3 km để đưa hải sản vào bờ bán.

Thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C đã khiến cho nghề đánh bắt hải sản của ngư dân ven biển tỉnh Thanh Hóa vất vả, cực nhọc. Đối với ngư dân vùng ven biển H.Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại càng vất vả hơn khi họ phải vượt qua bãi bùn sau mỗi chiều đi biển.

Nhọc nhằn lê bước đẩy cạn đưa hải sản vượt bãi bùn vào bờ

Trong chiều dài hơn 100 km đường bờ biển ở tỉnh Thanh Hóa thì vùng ven biển qua H.Hậu Lộc có đặc điểm khác biệt hơn cả: mỗi khi thủy triều xuống, để lộ ra bãi bùn dài khiến tàu thuyền không thể cập bờ.
Để đưa hải sản vào bờ bán mỗi lần đánh bắt về, ngư dân phải để hải sản trên các tấm xốp rồi đẩy trượt từ tàu qua bãi bùn vào bờ. Tình cảnh này diễn ra từ xưa đến nay, nên ngư dân ven biển các xã Ngư Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc của H.Hậu Lộc thường gọi công đoạn này là “đẩy cạn”.

Bãi bùn rộng từ 2 - 3 km khiến cho việc mưu sinh của ngư dân ven biển H.Hậu Lộc càng thêm vất vả, cực nhọc

ẢNH MINH HẢI

Nghề chính của ngư dân ở H.Hậu Lộc là nghề giã kéo, với số lượng tàu thuyền khoảng 150 chiếc. Khu vực bờ biển tàu thuyền thường vào bán hải sản nằm trên địa phận xã Ngư Lộc.
Theo lối đánh bắt nghề giã kéo của ngư dân H.Hậu Lộc, họ thường xuất bến lúc rạng sáng và vào bờ khoảng từ 12 - 14 giờ mỗi ngày.
Vào thời gian từ 12 - 14 giờ, ở khu vực bãi biển xã Ngư Lộc, nơi tàu thuyền cập bến để bán hải sản thường cứ 1 tuần nước đầy (thủy triều lên) lại đến 1 tuần nước kiệt (thủy triều xuống).
Ngày thủy triều lên, tàu thuyền có thể vào gần bờ để neo đậu và bán hải sản thu hoạch được, còn những ngày thủy triều xuống (thủy triều xuống vào khung giờ 12 - 14 giờ) thì ngư dân phải lội qua bãi bùn với quãng đường từ 2 - 3 km, rất vất vả và cực nhọc để mưu sinh.
Dưới đây là hình ảnh cực nhọc của ngư dân vùng ven biển Hậu Lộc mỗi khi đánh bắt hải sản về:

Vào những ngày thủy triều xuống, khoảng cách từ khu vực tàu thuyền neo đậu đến bờ khoảng 2 - 3 km bị ngăn cách bởi bãi bùn do biển bồi lắng

ẢNH MINH HẢI

Việc đẩy hải sản từ tàu, thuyền vào bờ để bán thường được ngư dân ở H.Hậu Lộc gọi là "đẩy cạn"

ẢNH MINH HẢI

Chân của ngư dân phủ kín lớp bùn sau khi vượt qua bãi bùn dài và sâu

ẢNH MINH HẢI

Nếu tàu nào được nhiều hải sản, phải có sự chung sức của 2 - 3 ngư dân mới đủ lực để vượt qua bãi bùn

ẢNH MINH HẢI

Ngư dân uống nước giải cơn khát sau khi vượt qua bãi bùn cực nhọc dưới thời tiết nắng nóng hơn 40 độ C

ẢNH MINH HẢI

Hải sản sau khi được các ngư dân đưa vào bờ, phụ nữ trên bờ sẽ tiếp nhận để đưa đi bán

ẢNH MINH HẢI

Ngư dân vùng ven biển Hậu Lộc dù mưu sinh vô cùng vất vả nhưng thu nhập mỗi người đi thuê chỉ từ 200 - 250.000 đồng/ngày

ẢNH MINH HẢI

Quá trình vượt qua bãi bùn, không ít ngư dân bị thương do dẫm phải vỏ ốc hoặc các vật nhọn, vật cứng

ẢNH MINH HẢI

Một nhóm ngư dân vui vẻ vì tàu đánh được nhiều hải sản hơn ngày thường

ẢNH MINH HẢI

Các xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc của H.Hậu Lộc có khoảng 150 tàu làm nghề giã kéo

ẢNH MINH HẢI

 

Nắng như đổ lửa, nhưng nghề đi biển là nghề chính nên dù khó khăn, cực nhọc người dân ở các xã ven biển H.Hậu Lộc vẫn từng ngày bám biển để có thu nhập

ẢNH MINH HẢI

Những thanh niên tràn đầy sức khỏe nhưng cũng phải ngán ngẩm vì phải vượt qua bãi bùn trong thời tiết nắng nóng

ẢNH MINH HẢI

Nghề giã kéo của ngư dân ở H.Hậu Lộc thường vào bờ trong khoảng thời gian từ 12 - 14 giờ mỗi ngày, nếu ngày nào thủy triều xuống trong khung giờ này thì ngư dân phải lội qua bãi bùn

ẢNH MINH HẢI

Nhiều ngư dân đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn mưu sinh vì không biết làm nghề gì khác

ẢNH MINH HẢI

Nụ cười vẫn trên môi những ngư dân trẻ, dù cuộc sống còn nhiều vất vả

ẢNH MINH HẢI

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.