Quyền im lặng hoa hậu Phương Nga sử dụng là gì, ai có quyền thực hiện?

27/06/2017 09:36 GMT+7

“Anh có quyền không nói, những gì anh nói có thể là bằng chứng chống lại anh trước tòa”, câu nói quen thuộc trong các bộ phim hình sự Hồng Kông, Hàn Quốc mà chúng ta hay xem là hình ảnh cụ thể nhất của nhà chức trách khi thực hiện hành vi công vụ tố tụng hình sự ở các nước.

Luật sư Võ Văn Trà (Giám đốc Công ty luật Việt Nhật) cho biết quyền im lặng là một định chế bắt buộc trong tư pháp hình sự ở các nước phát triển, nó được xem như câu nói cửa miệng của nhà chức trách khi thực hiện hành vi công vụ tố tụng hình sự.
Điều này thể hiện rõ nhất ở một số bộ phim nước ngoài mà chúng ta xem, khi công an bắt người thường nói câu: “Anh có quyền im lặng, những gì anh nói có thể là bằng chứng chống lại anh trước tòa”.
VIDEO: Quyền im lặng có lợi thế ra sao đối với Phương Nga
Quyền im lặng là gì?
LS Võ Văn Trà cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền im lặng nhưng những quy định dưới đây trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hiểu chung là quyền im lặng.

tin liên quan

Người phạm tội nào có thể đóng tiền phạt để khỏi phải ở tù?
Trường hợp của bị cáo Dương, HĐXX nhận thấy Dương có đủ điều kiện để thi hành án phạt tiền nên áp dụng hình phạt trên theo hướng có lợi cho bị cáo. Trong một số trường hợp, tòa có quyền quyết định người phạm tội có thể đóng tiền phạt để khỏi phải ở tù. 
Theo đó, bị can, bị cáo được quyền tự chủ khai báo, được quyền không khai báo những nội dung, tình tiết chống lại mình. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Quyền im lặng được hiểu là khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đồng quan điểm, LS Lê Ngọc Phụng (Đoàn LS TP.HCM) bổ sung: pháp luật Việt Nam không quy định về quyền im lặng nhưng thực tế có những điều khoản tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có thể được xem như những quy định về quyền im lặng. Cụ thể như: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Tuy nhiên, Bộ luật này đang tạm hoãn thi hành. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đang có hiệu lực thi hành lại không quy định về việc bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ có quyền được trình bày lời khai và tự bào chữa cho chính mình. Nếu bị can vẫn giữ quyền im lặng thì cơ quan điều tra không được cưỡng chế khai báo.
Quyền im lặng không có nghĩa là không nói gì mà quyền im lặng được hiểu là khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc.
Tuy nhiên, những “người liên quan” trong tố tụng hình sự biết rõ hành vi phạm tội mà không tố giác thì sẽ bị chế tài hình sự bởi quy định về tội “không tố giác tội phạm” Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Khi nào được sử dụng quyền im lặng?
Trả lời câu hỏi này, LS Võ Văn Trà cho hay bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị bắt khẩn cấp đều có thể sử dụng quyền im lặng ngay tại khi bị tạm giữ, nghĩa là ngay giai đoạn điều tra.
Một số người đang nhầm lẫn giữa quyền im lặng với “không thành khẩn khai báo”, LS Trà giải thích vấn đề này như sau: quyền im lặng mà Phương Nga sử dụng trong trường hợp này không thể được xem là không thành khẩn khai báo. Bởi vì luật đã quy định rõ: Phương Nga có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội mà nghĩa vụ chứng minh Phương Nga có tội là nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng.
Tuy nhiên, những “người liên quan” trong tố tụng hình sự biết rõ hành vi phạm tội mà không tố giác thì sẽ bị chế tài hình sự bởi quy định về tội “không tố giác tội phạm”.
Bị cáo im lặng, tòa có kết tội được không?
LS Lê Ngọc Phụng trả lời: Điều 309 Khoản 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Vì vậy trong một phiên tòa xét xử, nếu bị cáo im lặng mà có đầy đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo phạm tội, thì toà vẫn có thể kết tội bị cáo.
LS đánh giá quyền im lặng là xu thế tất yếu trong tố tụng hình sự Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Quyền im lặng nâng cao quyền con người
LS Võ Văn Trà đánh giá quyền im lặng là chính sách pháp luật hình sự nhằm đảm bảo quyền con người trong tư pháp hình sự. Đây là chính sách tiến bộ, đúng đắn và là xu thế tất yếu trong tố tụng hình sự, là một trong những yếu tố nhằm giảm án oan sai.
LS Lê Ngọc Phụng cũng cho rằng quyền im lặng là quyền gắn liền với quyền con người, đây là quyền được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để tránh bức cung, nhục hình.

tin liên quan

Người chạy xe không có bảo hiểm xe bị CSGT phạt bao nhiêu?
Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc, thế nhưng nhiều người vẫn không chú ý đến quy định này. Vậy quy định nào bắt buộc mua bảo hiểm và không có bảo hiểm xe bị phạt bao nhiêu?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.