Những trường hợp bị tổn thương tủy sống sau chấn thương, thường không hồi phục được. Việc mổ giải ép, ghép xương, làm cứng cột sống chỉ giúp phục hồi những phần tủy bị chèn ép mà chưa bị tổn thương hoàn toàn, đồng thời giúp cho người bệnh có thể ngồi, đứng được.
Tương tự gan và thận, tế bào thần kinh (não và tủy) là những tế bào “quý tộc”, chúng không có khả năng sinh mới trong cuộc đời con người ta. Khi chúng ta sinh ra, cơ thể có bao nhiêu tế bào thần kinh thì chỉ có bấy nhiêu, tế bào nào bị mất đi thì sẽ không có tế bào mới mọc lên thay thế.
tin liên quan
Điều trị chấn thương tủy sống bằng cấy ghép tế bào gốcLần đầu tiên, phương pháp cấy ghép tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống đã được áp dụng tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Hiện nay, với những trường hợp chưa bị thương tổn hoàn toàn, người ta có thể áp dụng kỹ thuật đặt điện cực. Việc đặt điện cực có thể giúp bệnh nhân hồi phục ở mức độ nhất định đối với một vài chức năng.
Người bị chấn thương cột sống, tủy sống liệt hai chi dưới nếu được huấn luyện phục hồi chức năng tốt vẫn có thể tự phục vụ và làm việc được. Ngoài ra, họ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, thể dục thể thao, kể cả thể thao đỉnh cao.
Có 2 vấn đề cần lưu ý, đó là loét và nhiễm trùng tiểu ở người bệnh dạng này, cần chăm sóc tốt để phòng tránh. Ngoài ra, đối với những trường hợp không vận động thường xuyên, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp... là những vấn đề có thể gặp phải.
tin liên quan
Omega và chấn thương thần kinh(TNTT>) Công trình nghiên cứu gần đây đã khẳng định, omega-3 polyunsaturated fatty acid (PUFAs) có lợi ích đáng kể trong việc bảo vệ thần kinh chống chấn thương sọ não và chấn thương tủy sống.
Bình luận (0)