Cứu sống bệnh nhân suýt chết vì 'hội chứng trái tim tan vỡ'

22/09/2016 19:14 GMT+7

Ngày 22.9, bác sĩ Trần Thanh Linh (Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.Q.P (45 tuổi, An Giang) trong trình trạng hôn mê do uống quá liều thuốc ngủ, suy hô hấp.

Gia đình khai bà P. có tiền sử bị mất ngủ kéo dài, thần kinh suy nhược, buồn chuyện gia đình, buồn bệnh tật không khỏi. Bà đã đi 4-5 bệnh viện, uống rất nhiều thuốc nhưng không khỏi, do vậy bà càng buồn hơn và phải thường xuyên phải sử dụng thuốc an thần để ngủ.
Ngày 13.9, gia đình phát hiện bà có dấu hiệu ngủ sâu và có khoảng 7 viên thuốc ngủ ở cạnh đã được bóc vỏ. Gia đình lay gọi nhưng bà P. không tỉnh nên đưa vào Bệnh viện Đa khoa An Giang cấp cứu và sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê, mạch huyết áp vẫn ổn định nhưng suy hô hấp, thở qua ống nội khí quản.


Sau một ngày điều trị, bệnh nhân có hiện tượng hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, phổi xuất hiện nhiều nang ẩm và có hiện tượng trào bọt hồng qua ống nội khí quản, điện tim thay đổi, men tim tăng cao.
Tối 16.9, qua hội chẩn, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, gây tình trạng choáng tim và phù phổi cấp. Các bác sĩ dự định sẽ can thiệp mạch vành nếu trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do tắc mạch vành sẽ thông mạch vành để cứu bệnh nhân.

tin liên quan

Cứu sống chàng trai mới 21 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Ngày 18.8, bác sĩ Nguyễn Minh Toàn, Phó khoa Nội Tim mạch, Trưởng ê kíp tim mạch can thiệp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết: một trường hợp nhồi máu cơ tim hy hữu (mới 21 tuổi) vừa được cứu sống tại bệnh viện nhờ can thiệp sớm và đặt stent.

Tuy nhiên, kết quả khi chụp mạch vành không thấy hiện tượng tắc mạch, tức bệnh nhân không phải bị nhồi máu cơ tim nhưng phần mõm tim của bệnh nhân phình to, bất động nhưng tăng động của vùng đáy tim. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh cảnh bệnh cơ tim do stress có tên Takotsubo hay còn gọi là Hội chứng trái tim tan vỡ. Bệnh nhân đã được tiến hành làm ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) để cho tim được nghỉ ngơi hoàn toàn và được dùng thuốc an thần chờ cho tim hồi phục.
Sau 4 ngày dùng ECMO, tim bệnh nhân ổn được, hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tinh thần ổn.
Theo bác sĩ Linh, nếu không được làm ECMO thì bà P. có nguy cơ tử vong ngay. Tuy nhiên, hiện bà cần tiếp tục được điều trị rối loạn, suy nhược thần kinh, tiếp tục theo dõi quá trình hồi phục của tim và kết hợp với Bệnh viện Tâm thần để điều trị cho bà về tâm lý và thuốc. “Hội chứng này diễn biến cấp tính nhưng may mắn là cơ hội hồi phục cao, qua khỏi giai đoạn stress trái tim người bệnh có thể trở về bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của hội chứng khoảng 10%”, bác sĩ Linh nói.

Hội chứng trái tim tan vỡ được phát hiện vào những năm 1990 từ Nhật Bản, thường gặp chủ yếu ở nữ (90%) và 65% liện quan đến tâm lý, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh, khi người bệnh bị một cú sốc hay stress lớn, trầm cảm, tình yêu tan vỡ hay vui quá độ… Do stress nên cơ thể phóng thích nhiều các chất kích thích làm cơ tim hoạt động quá mức gây phì đại vùng thất trái tim, dẫn đến suy giảm chức năng tim nhanh chóng và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần có trái tim khỏe mạnh, không béo phì, không hút thuốc là, điều chỉnh vui - buồn đúng mức. Khi gặp stress nên đi khám bác sĩ và uống thuốc đúng chỉ định. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.