Theo Healthguidance, có rất nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ và cách tốt nhất để xác định nguyên nhân của một trường hợp nào đó là nhìn vào các triệu chứng của nó. Một khi biết được nguyên nhân khiến bạn quên đi những ký ức, bạn sẽ có cách ngăn chặn.
Rượu
Uống rượu có thể làm bạn quên đi những sự kiện đã xảy ra trong khi say. Sở dĩ có điều này là bởi rượu ức chế chức năng trong khu vực fronto (thùy trán) - là phần phía trước não liên quan đến lý do, động cơ hành động, nhận thức và cảm xúc của ngôn ngữ. Thùy trán bị tổn thương có thể dẫn đến thay đổi thói quen tính dục, nhân cách xã hội, sự chú ý cũng như tăng nhiều nguy cơ rủi ro. Qua thời gian, uống rượu có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho não bằng cách giết chết các tế bào não và từ từ có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh Alzheimer. Sa sút trí tuệ do lạm dụng rượu được gọi là hội chứng Korsakoff.
Stress
Thực chất của trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống. Những tổn thương về tâm thần trong đó có stress là một trong các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Stress kéo dài khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại. Theo các chuyên gia, phần lớn tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đặc biệt là dân văn phòng thường có dạng quên bất chợt những sự kiện gần, trong khi vẫn có thể nhớ rõ những việc xảy ra trước đó. Vì vẫn sinh hoạt, nhận thức bình thường nên nhiều người chủ quan, không biết rằng suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ. Thực tế, khoảng 50% trường hợp của chứng suy giảm trí nhớ sẽ trở thành hội chứng sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó. Hội chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong hoạt động sống hằng ngày.
tin liên quan
Uống cà phê vừa phải giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?Nghiên cứu mới cho thấy uống cà phê ở mức độ vừa phải có thể giúp
ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức do tuổi tác và các bệnh thoái
hóa thần kinh khác như Alzheimer và Parkinson, theo tờ The Times of
India.
Alzheimer
Sa sút trí tuệ là một tình trạng mà trong đó não bộ bắt đầu phân hủy nhanh hơn so với dự đoán thông thường ở độ tuổi của bệnh nhân. Điều này là do sự tích tụ của các protein trong não bám vào các tế bào thần kinh để tạo ra 'mảng amyloid' và 'đám rối amyloid’. Những mảng bám và đám rối này theo thời gian giết chết các tế bào thần kinh và cuối cùng dẫn đến sự phân rã cả một khu vực rộng lớn trong não. Các triệu chứng chính xác của chứng mất trí sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực của não bộ bị phân hủy.
Chấn thương vùng đầu
Bộ não là trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể kể cả những hoạt động có ý thức (đi và nói chuyện) và những hoạt động vô thức (hô hấp, nhịp tim...). Đồng thời, bộ não cũng điều khiển suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc. Tình trạng tổn thương não, dù do chấn thương đầu nghiêm trọng hay chấn thương gần đầu không để lại vết nứt hoặc xuyên thủng cũng có thể phá vỡ một số hoặc tất cả những chức năng này. Tổn thương não có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và suốt đời đối với những chức năng của thể xác và tinh thần, bao gồm mất ý thức, trí nhớ cho đến thay đổi tính cách, bị liệt một phần hoặc liệt toàn thân.
Ngoài những hậu quả rõ ràng về thể xác do tổn thương não bộ gây ra, người chống chịu được qua tổn thương thường xuyên đối mặt với tâm lý chán nản, lo lắng, mất lòng tự trọng, tính cách thay đổi, và trong một số các trường hợp là bị mất khả năng tự nhận thức.
Thuốc
Ngoài rượu, thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề đối với bộ nhớ trong thời gian ngắn hạn hoặc lâu dài. Các loại thuốc làm mất trí nhớ bao gồm cần sa hay cocaine và thậm chí đôi khi một số loại thuốc điều trị bệnh nhất định cũng gây mất trí nhớ do tác dụng phụ.
tin liên quan
4 cách để có giấc ngủ trưa chất lượngGiấc ngủ trưa giúp cơ thể nghỉ ngơi, khôi phục sức khỏe để tiếp tục các hoạt động vào buổi chiều và tối. Tuy nhiên, nếu ngủ không đúng cách có thể khiến chúng ta mệt mỏi hơn là không ngủ.
Thiếu ngủ
Một số nhà nghiên cứu cho rằng thiếu ngủ khiến một loại protein làm mất trí nhớ tích tụ dần trong não. Nồng độ cao của protein beta-amyloid này sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tạo nên một quy trình độc hại dẫn đến kết quả là bệnh Alzheimer. Càng nhiều beta amyloid trong các phần nhất định của não, bạn càng ít ngủ hơn, và kết quả là trí nhớ sẽ càng tệ hơn. Giấc ngủ sâu chính là một trong những liệu pháp tuyệt vời giúp quét sạch beta- amyloid trong não.
Trầm cảm
Những người thường xuyên bị trầm cảm dễ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) hơn so với những ai không bị trầm cảm, là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), theo báo Telegraph. Một cuộc khảo sát trên 756 người bị suy giảm nhận thức nhẹ cho thấy những ai bị trầm cảm càng nặng thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng cao. Trầm cảm có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau bao gồm thờ ơ, nhầm lẫn và hay quên.
Bình luận (0)